Ngay sau khi mưa lũ kết thúc, người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) tập trung gia cố lại hệ thống bai dâng, kênh mương dẫn nước trên địa bàn.

Ngay sau khi mưa lũ kết thúc, người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) tập trung gia cố lại hệ thống bai dâng, kênh mương dẫn nước trên địa bàn.

(HBĐT) - Đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất vụ mùa, hè thu. Dự báo trong tháng 9 và đầu tháng 10/2015 vẫn có khả năng xảy ra 3 – 4 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Trước những diễn biến trên, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả, đồng thời chủ động các phương án phòng tránh thiên tai nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp.

 

Kim Bôi là huyện có diện tích cây trồng vụ mùa, hè thu cao nhất so với các địa phương trong tỉnh. Vụ này, toàn huyện có khoảng 3.550 ha lúa mùa, 2.080 ha ngô, 500 ha rau đậu các loại và tổng diện tích các loại cây màu như lạc, đậu tương, khoai lang… khoảng 500 ha. Bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày 16 - 18/9, toàn huyện có khoảng 1.037 ha lúa và hoa màu bị ngập/đổ, bao gồm trên 600 ha lúa, trên 300 ha ngô, khoảng 50 ha mía, trên 80 ha hoa màu và cây ăn quả. Ngoài ra còn có trên 2.800 con gia súc, gia cầm bị chết do ngập và nước cuốn trôi. Để khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi đã đôn đốc các địa bàn khẩn trương thực hiện các biện pháp: nhanh chóng thu hoạch các diện tích lúa bị đổ nếu đã chín trên 85% số hạt/bông; dựng buộc lại các diện tích lúa bị đổ rạp; tăng cường kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh hại đặc biệt là các đối tượng như bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… Với những diện tích lúa bị vùi lấp không có khả năng phục hồi, đôn đốc bà con nông dân khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, tiến hành làm đất ngay sau khi nước rút để chủ động chuyển sang trồng các loại cây vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương…

           

Cũng như huyện Kim Bôi, các địa phương trong tỉnh đang tập trung công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra đối với sản xuất trồng trọt. Thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh, đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất vụ mùa, hè thu với hàng chục ngàn ha lúa và hoa màu bị ngập úng/gẫy đổ dẫn đến giảm năng suất thậm chí mất trắng, cùng với đó là hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị nước cuốn trôi, hàng trăm ha ao cá bị vỡ, tràn. Cố gắng hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại, nông dân các địa phương đang tích cực thực hiện các biện pháp cứu lúa và hoa màu bằng cách khoắng rửa bùn bám, dùng máy bơm để xử lý tiêu úng, nạo vét bùn, đất tại các mương bị đất lở. Đối với diện tích ngô, mía bị đổ ngã thì dựng lại cây, tạo rãnh thoát nước, rửa lá làm sạch bùn đất, sau đó tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho cây hồi phục. Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bà con nông dân đặc biệt chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá, chuột hại... Trên các diện tích gieo cấy lúa trà muộn và cực muộn thì tăng cường theo dõi  rầy cám lứa 7, sâu cuốn lá nhỏ lứa 7, sâu đục thân bướm hai chấm lứa 5, bệnh khô vằn, bạc lá phát sinh gây hại để tập trung phòng trừ đạt hiệu quả.

 

Sở NN&PTNT cho biết: Dự báo trong thời gian tới, hiện tượng El-nino vẫn tiếp tục với cường độ mạnh và có khả năng kéo dài đến năm 2016, là đợt El-nino kéo dài nhất từ trước đến nay. Trong tháng 9 và đầu tháng 10/2015 vẫn có khả năng xảy ra từ 3 – 4 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Tình hình mưa bão tiếp tục diễn biến phức tạp gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vụ mùa, hè thu nói riêng. Chính vì vậy, các địa phương cần chủ động các phương án phòng tránh thiên tai bảo vệ sản xuất, trong đó chú trọng các biện pháp phòng chống mưa bão vào cuối vụ. Về phía cơ quan chức năng, Sở NN&PTNT  vừa có Công văn số 1131/SNN-BVTV ngày 21/9/2015 gửi UBND các huyện, thành phố về việc khắc phục hậu quả do mưa lũ, đẩy mạnh sản xuất vụ mùa, hè thu và sản xuất vụ đông năm 2015. Theo đó, Sở NN&PTNT khuyến cáo các địa phương khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa, hoa màu đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, thu hoạch đến đâu tranh thủ làm đất ngay để chủ động gieo trồng các loại cây vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất./.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục