Thung lũng Hang Kia xuất hiện mưa tuyết trong ngày 24/1.

Thung lũng Hang Kia xuất hiện mưa tuyết trong ngày 24/1.

(HBĐT) - Cùng với tình trạng giá rét bao trùm toàn miền Bắc, các địa phương của tỉnh ta đang chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, nhiệt độ trong ngày phổ biến ở mức 60C - 70C, nhiều nơi vùng cao nhiệt độ xuống thấp chỉ 30C – 40C. Lần đầu tiên tại 2 xã vùng cao Hang Kia – Pà Cò của huyện Mai Châu xảy ra hiện tượng mưa tuyết, nhiệt độ -00C. Người dân đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất trước diễn biến thời tiết lạnh sâu, khắc nghiệt.

 

Nhiều hàng quán đóng cửa, các chợ hoạt động thưa thớt, đường xá vắng người là ghi nhận của chúng tôi trong suốt thời gian mưa, rét cao điểm các ngày chủ nhật 24/1 và thứ hai 25/1 tại thành phố Hòa Bình. Hầu hết các gia đình ở trong nhà tránh giá rét, trừ khi có việc cần kíp mới phải đi ra ngoài. Vào cuối buổi chiều các ngày, một số nơi đã ngớt mưa, người dân tranh thủ đi chợ mua, bán đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho gia đình. Tại nhiều đoạn đường, những người lao động tranh thủ nhóm củi lửa hơ ấm để chân, tay khỏi bị mưa, rét làm tê buốt, lạnh cóng. Vợ chồng cụ Phạm Văn Hà ở tổ 5A, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình co ro bên bếp than nhóm vội, theo các cụ thì có lẽ đã hơn ba chục năm nay mới lại có một đợt rét khủng khiếp như thế này.

 

Sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nhiều bởi đợt rét đậm, rét hại cường độ mạnh. Mấy ngày qua, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện và hệ thống y tế cơ sở gia tăng lượng bệnh nhân đến khám, điều trị, chủ yếu bệnh nhân là người già và trẻ nhỏ. Riêng tại bệnh viện đa khoa tỉnh, trong 4 ngày 21 – 24/1 đã tiếp nhận trên 100 ca cấp cứu, ca bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp, tim mạch, thấp khớp. Tại các khoa Nhi, khoa Tim mạch của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải giường bệnh.      

 

Mưa, rét cũng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tiến độ làm đất, đổ ải vụ chiêm xuân. Một số nơi có diện tích lúa cấy trà sớm như thành phố Hòa Bình dễ xảy ra nguy cơ bị chết rét, phải cấy lại. Nhiều diện tích mạ đã gieo cho vụ chiêm – xuân cũng bị giá lạnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và có diện tích chết rét. Diện tích rau, màu vụ đông của bà con nông dân trong tỉnh bị ảnh hưởng do không thu hái kịp. Tại huyện vùng cao Mai Châu, một phần thu nhập từ đào của bà con người Mông bị ảnh hưởng do nhiều diện tích bị mưa tuyết phủ có khả năng không nở hoa đúng dịp Tết. Thêm vào đó là những thiệt hại đối với đàn gia súc, gia cầm. Theo bà Nguyễn Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, chi cục Thú y tỉnh, chi cục hiện đang cập nhật thông tin từ các địa phương về tình trạng trâu, bò bị chết rét. Với diễn biến thời tiết như mấy ngày qua, thiệt hại cho đàn gia súc là khó tránh khỏi, đã có trâu, bò chết rét ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu).

 

 

Những đống lửa được người dân nhóm lên để chống giá rét

 

Trước tình hình rét đậm, rét hại còn kéo dài trong vài ngày tới, tỉnh ta đang chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho người và cây trồng, vật nuôi. Các cơ sở y tế sẵn sàng các phương án xử lý kịp thời trong tình huống dịch bệnh ở người do giá rét. Khuyến cáo người dân mặc ấm, hạn chế đi ra ngoài khi ngoài trời có mưa, nhiệt độ xuống thấp. Từ sáng thứ hai 25/1, học sinh nhiều trường đã nghỉ học tránh mưa, rét. Theo đồng chí Nguyễn Hồng Mạc, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục & Đào tạo, ngành đã có văn bản chỉ đạo cơ sở giáo dục các địa phương theo dõi chặt diễn biến thời tiết để điều chỉnh lịch học cho phù hợp, thời gian vào buổi học sẽ muộn hơn, học sinh đến chậm vẫn cho vào lớp. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, khi nhiệt độ dưới 100C thông báo cho các gia đình có con em học mầm non, tiểu học nghỉ học. Đối với học sinh bậc THCS trở lên, nếu nhiệt độ dưới 70C cũng cho nghỉ học. Trong thời tiết mưa, rét đậm, rét hại, các trường không tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể ngoài trời, không bắt buộc các em mặc đồng phục khi đến lớp. Các y tế học đường đảm bảo cơ số thuốc đơn giản phòng chống các bệnh viêm họng, dị ứng, cảm lạnh. Các trường bán trú đảm bảo cơm, canh nóng, các trường dân tộc nội trú đảm bảo chăn ấm, nước ấm cho con em. Trong tình huống rét đậm, rét hại quá 3 ngày, các trường căn cứ vào số ngày nghỉ để điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học.

 

 

Nông dân xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) che phủ nilon để chống rét cho mạ phục vụ gieo cấy vụ chiêm xuân.

 

Thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cây trồng, vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, các địa phương tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ chiêm xuân, che phủ nilon để chống rét cho mạ, tuyệt đối không gieo cấy khi thời tiết dưới 150C. Sở Nông nghiệp & PTNT vừa có văn bản số 65/SNN – CCTY ngày 22/1/2016 yêu cầu các địa phương liên tục cập nhật diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như che chắn chuồng trại, có hệ thống sưởi ấm cho gia súc, đặc biệt là gia súc non, bổ sung thứ ăn tinh, thô, nước uống, vitamin, muối khoảng để đảm bảo sức khỏe cho gia súc, không cho gia súc làm việc hoặc chăn thả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay.

                                                                             

 

                                                        

                                                                        Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục