Lực lượng QLTT Đội 1 (thành phố Hòa Bình) nắm bắt diễn biến giá cả thị trường sau Tết tại các chợ.
(HBĐT) - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh tăng giá mạnh ở một số nhóm hàng, chủ yếu là rau xanh, thực phẩm do nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Cho đến thời điểm này, thị trường đang dần đi vào ổn định. Hầu hết các chợ đã hoạt động trở lại, mặt hàng tiếp tục tăng sức mua là thực phẩm tươi sống, rau xanh, hoa tươi, quả tươi.
Chị Đinh Thanh Hương ở tổ 6, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) cho biết: Ngoại trừ sáng mồng 1 Tết, hầu hết các chợ truyền thống đều hoạt động xuyên nên người tiêu dùng ít phải lo dự trữ thực phẩm nhiều. Lúc này, giá cả tuy còn giữ mức cao như thời điểm trước Tết vài ngày nhưng đổi lại là đồ ăn, thức uống đảm bảo tươi ngon. Kể từ sau ngày 15/2, tức mồng 8 tháng giêng trở ra, giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày đã hạ nhiệt, mặt hàng khá phong phú. Nhiều loại rau, củ, quả giảm mạnh so với cách đây vài ngày như: bắp cải, cải thảo, cải xoong, khoai tây, su hào...
Hoạt động của các chợ đi vào nề nếp, không còn cảnh họp chợ tại khu vực vỉa hè, lòng đường vi phạm hành lang an toàn giao thông thường hay diễn ra sau Tết. Qua khảo sát, lượng khách đi chợ đã tăng nhẹ so với kỳ nghỉ Tết, tập trung mua các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, rau - củ - quả, thủy - hải sản. Giá các loại thực phẩm giảm đã gần về với mức giá bình thường. Cụ thể: thịt bò giảm từ 300.000 đồng/kg xuống còn 250.000 đồng/kg, thịt lợn từ 140.000 đồng/ kg còn 110.000 đồng/kg, gà tươi sống từ 150.000 đồng/kg còn 120.000 đồng/kg, tôm biển loại 1 từ 450.000 đồng còn 350.000 đồng. Bên cạnh đó, một số loại lương thực trước, trong và sau Tết vẫn giữ giá ổn định như gạo tám Điện Biên giá 160.000 đồng/10 kg, gạo BC15 giá 130.000 đồng/10 kg, tám Hải Hậu 150.000 đồng/10 kg Các siêu thị vẫn đang duy trì chương trình Bình ổn giá sau Tết nhằm hỗ trợ sức mua. Tuy nhiên, lượng khách còn thưa thớt, phần lớn lựa chọn nhóm thực phẩm chế biến, các mặt hàng đồ khô, bánh, mứt, kẹo vắng khách.
Cùng thời gian này, đội Quản lý thị trường các huyện, thành phố đã triển khai chương trình kiểm soát thị trường sau Tết, tập trung lực lượng theo dõi, rà soát, nắm bắt diễn biến tiêu dùng hàng hóa về cung, cầu, giá cả, tuyên truyền, phổ biến các hộ sản xuất, kinh doanh chấp hành các quy định của pháp luật, từ đó góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, lực lượng đã nhắc nhở, kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn một số trường hợp lợi dụng thời điểm ra Tết để tăng giá bán bất hợp lý, tăng giá tùy tiện. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại địa bàn các chợ khu vực thị trấn, chợ họp theo phiên đang được tiếp tục tăng cường, góp phần điều chỉnh giá cả, đảm bảo lưu thông, ổn định thị trường hàng hóa sau Tết.
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo quan niệm dân gian, ngày mồng 10 tháng giêng là ngày vía Thần Tài nên nhiều người dân muốn mua vàng để cầu may mắn đầu xuân. Ngày Thần Tài năm nay cũng vậy. Ngay từ sáng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, người dân đã đổ xô đến các hiệu vàng người ít thì mua 1 chỉ, người nhiều vài lượng nhưng chủ yếu vẫn là lấy may mắn.
(HBĐT) - Trong dịp Tết Bính Thân, toàn tỉnh có 10.768 người được nhận quà của Chủ tịch nước với kinh phí 2,2 tỷ đồng, 12.706 người được nhận quà của tỉnh với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 212 về việc thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.
(HBĐT) - Theo số liệu của bệnh viện đa khoa tỉnh, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân, bệnh viện đã khám cấp cứu cho 738 bệnh nhân. Trong đó, khám cho 140 người bị tai nạn giao thông, 40 người bị tai nạn trong sinh hoạt, 7 người thương tích do đánh nhau… Không có bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn.
(HBĐT) – Với hàng trăm, có thể là hàng ngàn người dân TP Hòa Bình, cái tên đường Hòa Bình, đường đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm đã trở nên khá quen thuộc. Bởi đó là những tuyến đường mà họ chọn để đi bộ - một môn thể thao và cũng là thú vui có lợi cho sức khỏe.
(HBĐT) - Không quản ngại khó khăn, nhiều y, bác sĩ rời phố thị, xa gia đình lên vùng cao, vùng sâu phục vụ người dân. Họ đã trở thành chỗ dựa tin cậy của bà con dân tộc mỗi khi đau ốm.