Tự gói bánh chưng một việc làm thiết thực để tận hưởng không khí tết đến gần.

Tự gói bánh chưng một việc làm thiết thực để tận hưởng không khí tết đến gần.

(HBĐT) - Kinh tế eo hẹp, thị trường tết đắt đỏ, thực phẩm “bẩn” tràn lan… những yếu tố này đã góp phần tạo thành một xu hướng mới ở thành phố Hòa Bình- tự chuẩn bị thực phẩm Tết tại nhà.

 

Con nhỏ, công việc bận rộn nên mọi năm cứ đến ngày cận Tết chị Hằng, phường Phương Lâm  mới ào ra siêu thị chuẩn bị đồ tết. Từ bánh kẹo, rượu, bia đến nem, giò, bánh chưng… đều được khuân về từ “chợ”. Không phải dành quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị tết, nhưng chị thực sự “sợ” tết vì phải lo sao có đủ tiền để trang trải cho việc chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của gia đình, quà cáp, phong bao… mừng tuổi cho người già trẻ nhỏ. Tết này, chị lên kế hoạch giảm chi phí bằng cách tự chuẩn bị một số thực phẩm Tết tại nhà. Có dịp đi công tác ở vùng cao Đà Bắc, chị nhờ người quen tìm mua giúp con lợn hơn 50 kg, được người dân bản địa được nuôi dân dã. Có chú lợn ngon chị “hò” mấy anh chị em thân cận cùng “đụng lợn”, nhân tiện góp gạo để gói bánh chưng vừa ngon, rẻ, an toàn và có… không khí tết. Thực tế, cách chuẩn bị tết của chị Hằng không hoàn toàn mới mẻ mà đã trở thành xu hướng ở một số hộ dân thành phố Hòa Bình.

 

Mức sống gia đình thuộc hàng khá giả, nên chị Ngọc - Khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo thường không màng tới chuyện giá cả, tăng hay giảm, cao hay thấp mà điều chị quan tâm hơn cả là sự an toàn cho bữa ăn của gia đình. Bởi vậy, còn cách tết tới hơn 1 tháng chị đã nhắn nhe chị hàng xóm: Bữa nào có thịt bò, lợn ngon, rõ nguồn gốc, xuất xứ thì “a lô” luôn, bao giá và lấy luôn vài chục ký. Chẳng là các thành viên trong gia đình chị thường thích những món xúc xích, lạp xường, thịt bò khô, chân giò hun khói… mà xem các phương tiện thông tin đại chúng, rọi vào nguồn gốc, xuất xứ, dây truyền chế biến những món này thực sự không dám ăn. Vậy là chị gõ cửa nhà “giáo sư  google” để được chỉ dẫn cách chế biến các loại thực phẩm này. Chuẩn bị sẵn nguyên liệu, bỏ chút thời gian để sơ chế, tẩm ướp rồi mang đến cơ sở sản xuất giò chả, hoặc lò bánh mỳ… để hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng. Mất khá nhiều thời gian, công sức nhưng đổi lại được sản phẩm ưng ý không chỉ phục vụ cho bữa ăn của gia đình mà còn dùng làm quà biếu tết cho người thân. Những món ăn do chính tay chị làm mộc mạc và không thể “ngon mắt” như những sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền được bày bán ở cửa hàng, siêu thị nhưng thực sự đó là món quà đầy ý nghĩa. Thử nghiệm và đã thành công ở tết trước nên tết này chị Ngọc tiếp tục phát huy với tất cả niềm vui và sự hứng khởi.

 

Mứt là món ăn không thể thiếu trong ngày tết ở mỗi gia đình. Tuy vậy, những năm gần đây thường các gia đình chỉ mua hộp mứt tết để bày cho thêm đẹp mâm ngũ quả chứ ít ai bóc hộp mứt ra để ăn hoặc mời khách. Có thực tế vậy là bởi nhu cầu “ăn” của người dân đã có sự thay đổi và điều đáng lưu tâm hơn cả là vấn đề an toàn thực phẩm. Vì sản xuất theo mùa vụ  nên có rất nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  Không mua nhiều mứt, ô mai được đóng hộp, đóng gói ghi rõ nhãn mác, xuất xứ ngoài thị trường không có nghĩa là người dân quay lưng hoàn toàn với món ăn thú vị này mà là đã xuất hiện phong trào tự làm mứt, ô mai tại nhà.

 

Ngày đẹp trời, chị Thúy đem đến cơ quan một bịch mứt nho nhỏ với đủ sắc màu trắng, xanh, vàng tím… mời chị em dùng thử. Trước những ánh nhìn tỏ vẻ thán phục của chị em đồng nghiệp chị hào hứng chia sẻ: có gì đâu mấy món mứt này dễ làm lắm, mất chút thời gian giờ nghỉ trưa và buổi tối, nhưng cái chính là mình có món ăn đảm bảo sạch sẽ, an toàn không chất độc hại. Rồi chị liệt kê những nguyên liệu được dùng làm phẩm màu làm đẹp cho  những sợi mứt dừa, mứt bí đó là: cà rốt, chè xanh, lá dứa, bắp cải tím, cà phê… và truyền tải lại công thức để ai có nhu cầu có thể tự làm.  

 

Cuộc sống nơi phố thị luôn tấp nập, hối hả và có vẻ như ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc cũng ngày càng mờ nhạt. Tuy nhiên, nhìn vào cách sắm tết, chuẩn bị tết mà người viết tạm gọi là “xu hướng mới” có thể thấy hương vị ngày tết vẫn luôn là những dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người dân Việt dù là ở chốn thôn quê hay là nơi phố thị.

 

                                                                 

                                                                               Thúy Hằng

 

 

 

 

                                                                                                                    

Các tin khác

Lực lượng QLTT Đội 1 (thành phố Hòa Bình) nắm bắt diễn biến giá cả thị trường sau Tết tại các chợ.
Rửa tay và vệ sinh cá nhân là biện pháp hứu hiệu phòng ngừa bệnh thủy đậu.
Không có hình ảnh
Mỗi năm nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào hệ thống đường giao thông trên toàn địa bàn huyện Đà Bắc. Trong ảnh: thi công đường 433 lên huyện Đà Bắc

TP Hoà Bình: Kiểm tra 100 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Trong dịp Tết Bính Thân 2016, cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình đã tăng cường chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, đầu cơ trục lợi, chống kinh doanh pháo nổ, hàng cấm, hàng giả và hàng kém chất lượng.

Người dân đỏ xô mua vàng trong ngày Thần Tài

(HBĐT) - Theo quan niệm dân gian, ngày mồng 10 tháng giêng là ngày vía Thần Tài nên nhiều người dân muốn mua vàng để cầu may mắn đầu xuân. Ngày Thần Tài năm nay cũng vậy. Ngay từ sáng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, người dân đã đổ xô đến các hiệu vàng người ít thì mua 1 chỉ, người nhiều vài lượng nhưng chủ yếu vẫn là lấy may mắn.

45.323 hộ nghèo và nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ Tết

(HBĐT) - Trong dịp Tết Bính Thân, toàn tỉnh có 10.768 người được nhận quà của Chủ tịch nước với kinh phí 2,2 tỷ đồng, 12.706 người được nhận quà của tỉnh với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.

Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho mọi trẻ em

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 212 về việc thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

9 ngày nghỉ Tết khám cấp cứu cho 738 bệnh nhân

(HBĐT) - Theo số liệu của bệnh viện đa khoa tỉnh, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân, bệnh viện đã khám cấp cứu cho 738 bệnh nhân. Trong đó, khám cho 140 người bị tai nạn giao thông, 40 người bị tai nạn trong sinh hoạt, 7 người thương tích do đánh nhau… Không có bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn.

Thú đi bộ của người dân Thành phố

(HBĐT) – Với hàng trăm, có thể là hàng ngàn người dân TP Hòa Bình, cái tên đường Hòa Bình, đường đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm đã trở nên khá quen thuộc. Bởi đó là những tuyến đường mà họ chọn để đi bộ - một môn thể thao và cũng là thú vui có lợi cho sức khỏe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục