Sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống PGS, người dân xóm Gừa (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) cung ứng ra thị trường các sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng VSATTP góp phần xây dựng thương hiệu rau hữu cơ huyện Lương Sơn. 

 ảnh: p.v

Sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống PGS, người dân xóm Gừa (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) cung ứng ra thị trường các sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng VSATTP góp phần xây dựng thương hiệu rau hữu cơ huyện Lương Sơn. ảnh: p.v

(HBĐT) - Hiện nay “ vấn nạn thực phẩm bẩn” gây hoang mang cho dư luận xã hội, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được thế nào là nông sản an toàn (NSAT) và làm thế nào để lựa chọn đúng các mặt hàng NSAT đảm bảo tốt cho sức khỏe của mình và gia đình. Nhằm góp thêm tiếng nói về vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV). Qua đó cung cấp cho độc giả những thông tin xác đáng giúp nâng cao nhận thức về sử dụng NSAT.

 

PV: Với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, xin đồng chí cho biết thế nào là NSAT?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng một NSAT thì trước hết, hình dáng, màu sắc bên ngoài phải đúng như cái vốn có của sản phẩm. Còn về nội chất bên trong phải đảm bảo các yếu tố về an toàn thực phẩm như về vi sinh vật, về dư lượng các hóa chất.

 

PV: Theo đồng chí nói, vậy một sản phẩm trồng trọt được sản xuất hoàn toàn theo phương thức hữu cơ thì liệu đã là một NSAT hay chưa?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Nói đến hữu cơ có nghĩa là không sử dụng hóa chất. Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ và có nhiều cơ sở sản xuất theo phương thức hữu cơ. Nhưng như trên tôi đã nêu, một sản phẩm NSAT là phải đảm bảo các yếu tố về vi sinh vật và dư lượng các hóa chất. Vì vậy, nếu đầu vào cho sản xuất hữu cơ không đảm bảo được các yếu tố an toàn, ví dụ như sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục hoặc sử dụng nguồn nước tưới không đảm bảo yếu tố an toàn về vi sinh vật thì sản phẩm hữu cơ đó cũng không thể gọi là an toàn được. 

 

PV: Còn đối với những sản phẩm rau mà hiện nay người dân hay tự trồng, tự chăm sóc ở ven đường, không dùng thuốc hóa học thì theo đồng chí, đó có phải là sản phẩm an toàn không?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Đúng là ven từ quốc lộ vào đến các khu nội thị, chúng ta vẫn thấy người dân có những luống rau tự trồng, tự chăm sóc và thu hoạch lấy. Những trường hợp canh tác đó có thể đảm bảo được chất lượng nguồn nước tưới và tránh được sử dụng những hóa chất độc hại. Nhưng có điều, tại những khu vực giao thông như vậy, mật độ giao thông rất lớn, hàm lượng bụi trong không khí và khí thải của các phương tiện giao thông mang theo rất nhiều khí độc. Các loại khí độc cùng với nước mưa thẩm thấu vào trong cây rau tạo nên dư lượng về chì và một số kim loại nặng. Như vậy, không thể đánh giá các sản phẩm tự canh tác ở ven đường là đảm bảo an toàn mặc dù người canh tác hoàn toàn không dùng thuốc hóa học. Tiêu chí để sản xuất rau an toàn chúng tôi vẫn khuyến cáo là với những khu vực gần quốc lộ, vùng rau phải cách đường tối thiểu 100m trở lên.

 

PV: Vậy xin đồng chí cho biết, để có được những sản phẩm trồng trọt an toàn, người sản xuất nhất thiết phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật cốt yếu nào?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Theo tôi, để có được sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng thì cần qua nhiều công đoạn. Riêng trong công đoạn sản xuất, để sản xuất được những sản phẩm trồng trọt an toàn thì có mấy vấn đề mà người nông dân nhất thiết phải tuân thủ theo. Thứ nhất, phải đảm bảo được độ an toàn về đất trồng và nước tưới. Đất không bị ô nhiễm, nguồn nước tưới và sơ chế phải đảm bảo độ an toàn theo quy định của Bộ NN &PTNT. Thứ hai phải tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng hóa chất, ở đây tôi đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng hai nhóm hóa chất là phân bón và thuốc BVTV. Xin nhấn mạnh là, một sản phẩm an toàn không có nghĩa là không sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón, hay hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV. Vấn đề mấu chốt là phải tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng hóa chất, trong đó phải đảm bảo đủ thời gian cách ly. Ví dụ, một loại thuốc BVTV theo khuyến cáo của nhà sản xuất thời gian cách ly là 7 ngày tối thiểu sau khi phun loại thuốc đó 7 ngày, chúng ta mới được thu hoạch sản phẩm, như vậy mới giữ được dư lượng thuốc BVTV trong nông sản ở mức an toàn. Việc bón phân cũng vậy. Đối với phân hữu cơ, nhất thiết phải sử dụng phân đã hoai mục. Đối với các phân hóa học, nhất thiết phải bón đủ định lượng theo yêu cầu của cây và đảm bảo thời gian cách ly. Ví dụ, với những nhóm rau ăn lá, tối thiểu thời gian cách ly sau khi bón phân đạm lần cuối cùng phải từ 7  10 ngày tùy từng loại rau thì mới đảm bảo dư lượng nitơrat ở trong rau dưới mức cho phép.

 

PV: Thực tế hiện nay, nhu cầu sử dụng NSAT của người tiêu dùng là rất lớn nhưng họ thiếu các kênh thông tin chính thống để có thể phân biệt và lựa chọn đúng các mặt hàng NSAT. Xin đồng chí cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có những sản phẩm trồng trọt nào đã được đánh giá là NSAT và làm thế nào để đưa được những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Tôi tin tưởng rằng những sản phẩm trồng trọt nổi bật của Hòa Bình hiện nay như cam, quýt, bưởi, một số loại rau bản địa, rau hữu cơ, nhóm rau họ bầu bí có chất lượng tốt và đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm. Đó là những sản phẩm rất an toàn. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để đưa được những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Theo tôi, cả người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng đều cần được hỗ trợ. Gần đây chúng ta hay nói đến việc tạo chuỗi giá trị từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu sơ chế và phân phối sản phẩm. Cá nhân tôi suy nghĩ thế này: Bản thân chuỗi giá trị thì vẫn có từ trước rồi chứ không phải bây giờ mới có hay chúng ta chưa tạo được. Vấn đề là nó đang rời rạc từng đoạn một và chúng ta đang thiếu niềm tin để gắn kết các đoạn giá trị đó lại với nhau. Theo tôi, quá trình xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ NSAT chính là quá trình gây dựng và giữ cho được niềm tin - niềm tin giữa người sản xuất với doanh nghiệp cung cấp đầu vào, giữa người sản xuất với các công ty thu mua và hệ thống thương lái, giữa người phân phối sản phẩm với người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng với sản phẩm được cung ứng Khớp nối những niềm tin đó lại thì chúng ta sẽ xây dựng được chuỗi giá trị đảm bảo an toàn từ khâu tổ chức sản xuất ở cơ sở đến khâu phân phối sản phẩm ra thị trường.

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

                                                                                            

 

                                                                   Thu Trang (T.H)

 

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Không có hình ảnh
Nắng nóng nhiều bệnh nhân là người già điều trị tại phòng cấp cứu khoa Nội tim mạch, bệnh viện đa khoa tỉnh.
Lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi trao quà cho trẻ em trên địa bàn nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Hướng dẫn giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình

(HBĐT) - Ngày 5/5/2016, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL - BLĐTBXH-BCA được ban hành để hướng dẫn giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục.

Từ ngày 16-6, nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ sẽ chấm dứt

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 14 và 15-6, nắng nóng và nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh ven biển Trung Bộ, phía đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Nhiệt độ cao nhất trong ngày ở các tỉnh Bắc Bộ phổ biến khoảng 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Trợ cấp 1 lần cho người có thành tích tham gia kháng chiến

(HBĐT) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ được trợ cấp một lần.

Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 72, ngày 7/6/2016 thực hiện Chỉ thị số 13, ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Đối tượng thực hiện là các cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Hơn 5 tháng, 5 trẻ tử vong vì đuối nước

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến ngày 4/6, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ trẻ em bị đuối nước làm 5 trẻ tử vong, độ tuổi từ 8 - 16. Địa bàn tại các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Tân Lạc, Kỳ Sơn. Trong năm 2015, toàn tỉnh cũng đã có 4 trẻ tử vong vì đuối nước.

Kiểm soát giết mổ động vật được trên 50.700 con

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi, thời gian qua, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, số lượng tái đàn nhanh. Toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 165,6 nghìn con; đàn lợn 359,3 nghìn con; đàn gia cầm trên 4 triệu con; đàn dê 31,4 nghìn con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục