Mặc dù UBND huyện Cao Phong đã có thông báo về việc phải di chuyển toàn bộ diện tích cây có múi đã trồng không đúng quy định ra khỏi đầu nguồn hồ Cạn Thượng xong trước ngày 30/4/2016 nhưng đến ngày 17/6/2016, việc di chuyển chưa được các hộ dân thực hiện. Ngoài ra, người dân vẫn sử dụng thuốc diệt cỏ ngay trên đầu nguồn nước.

Mặc dù UBND huyện Cao Phong đã có thông báo về việc phải di chuyển toàn bộ diện tích cây có múi đã trồng không đúng quy định ra khỏi đầu nguồn hồ Cạn Thượng xong trước ngày 30/4/2016 nhưng đến ngày 17/6/2016, việc di chuyển chưa được các hộ dân thực hiện. Ngoài ra, người dân vẫn sử dụng thuốc diệt cỏ ngay trên đầu nguồn nước.

(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.

 

Ô nhiễm nguồn nước, tác nhân từ con người ?!

Hồ Cạn Thượng thuộc các xã Tân Phong và Xuân Phong được coi là nguồn sống của gần 10.000 dân thị trấn Cao Phong và một số vùng lân cận. Tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, nguồn sống ấy bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Cao Phong là địa phương không được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước. Tình trạng thiếu nước, nhất là nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là trong mùa hè. Để giải quyết tình trạng này, được sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA Hàn Quốc, từ tháng 1/2013, dự án xây dựng Nhà máy cung cấp nước sạch cho thị trấn Cao Phong và một số địa bàn lân cận đã được triển khai, xây dựng với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng với công suất 2.500 m3/ ngày, đêm do Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động (tháng 3/2015) đến nay, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch Cao Phong đã 2 lần phải ngừng cung cấp nước. Nguyên nhân là do trong nguồn nước được lấy từ hồ Cạn Thượng có chứa một số nguyên tố vi lượng độc hại cao gấp nhiều lần mức cho phép, gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như về lâu dài đối với sức khoẻ con người. Trong đó, đáng kể nhất là hàm lượng mangan (Mn) cao gấp 4 lần mức cho phép. Việc ngừng cung cấp nước sinh hoạt đã gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ở thị trấn Cao Phong. Mới đây, ngày 20/6/ 2016, sau một thời gian khắc phục, Công ty cổ phần nước sạch Hoà Bình đã cung cấp nước trở lại cho người dân ở thị trấn Cao Phong.    

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc công ty Môi trường Công nghệ cao Nam An (Hà Nội) -  chuyên gia trong lĩnh vực nước sạch cho biết: Việc phát sinh các nguyên tố vi lượng độc hại trong nguồn nước là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, yếu tố con người cũng được xem là một trong những tác nhân chính gây nên hiện tượng này, nhất là khi rừng phòng hộ đầu nguồn nước đã bị tác động của người dân ở một mức độ nhất định. 

 Bỏ cam để “cứu”nước!  

Đó là quan điểm chỉ đạo của UBND huyện Cao Phong trong cuộc họp với cấp uỷ, chính quyền các xã Tân Phong, Xuân Phong và các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở khu vực xung quanh hồ Cạn Thượng.  

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi về các xóm Mừng, Cạn I, Cạn II, xã Xuân Phong để tìm hiểu tình hình thực tế công tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vùng đầu nguồn hồ Cạn Thượng. Theo đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong, hầu hết diện tích đất rừng sản xuất xung quanh khu vực hồ Cạn Thượng đã được người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế để đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, trong số đó có một số hộ đã chuyển đổi diện tích rừng sản xuất sang trồng cam - một loại cây trồng có yêu cầu rất cao về chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - ở ngay khu vực đầu nguồn nước, thậm chí là ngay sát mép nước hồ như gia đình ông Bùi Văn Sen, Nguyễn Văn Mạnh ở xóm Cạn I. Đặc biệt, gia đình ông Nguyễn Duy Toàn, hiện đang đầu tư trồng cam với diện tích khá lớn ở khu vực Lũng Bi thuộc địa phận xóm Mừng. Đáng chú ý đây là vùng đầu nguồn nước suối Cả - nguồn nước chính cung cấp cho người dân các xóm Cạn I, Cạn II và cho hồ Cạn Thượng. Đồng chí Bùi Văn Mạnh, công an viên xóm Cạn II cho biết: Trước đây khi gia đình ông Nguyễn Duy Toàn san ủi mặt bằng để trồng cam, cấp uỷ, chính quyền và người dân đã nhiều lần phản đối không đồng ý cho trồng cam ở khu vực này bởi đây là vùng đầu nguồn nước nếu trồng cam, toàn bộ nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng, tác động nặng nề. Tuy nhiên, do việc quản lý, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa có sự nhất quán nên hiện nay, ở khu vực này vẫn đang duy trì khoảng 5 ha cam. Chị Bùi Thị Huệ - người dân xóm Cạn I bức xúc: Trước đây, bọn trẻ đi tắm suối chẳng sao, thế nhưng bây giờ đi tắm về mà không tráng qua nước sạch thì kiểu gì cũng mẩn ngứa, khó chịu. Nhiều hôm ra suối giặt, chúng tôi còn thấy cả vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật lềnh bềnh trôi theo dòng nước. Biết là có những ảnh hưởng, tác động nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.  

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết thêm: Để giữ gìn môi trường sinh thái khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng và nguồn nước sạch phục vụ đời sống nhân dân địa phương, trong nhiều năm qua, huyện Cao Phong đã xác định địa bàn xã Xuân Phong là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, không cho phép người dân chuyển đổi đất rừng sản xuất sang trồng cam. Địa bàn xã Xuân Phong không nằm trong vùng quy hoạch trồng cam của huyện. Chủ trương của huyện là kiên quyết bảo vệ an toàn nguồn nước. Do vậy, huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý trên địa bàn, không cho người dân trồng cam ở khu vực đầu nguồn. Với những hộ đã trồng ở khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng, huyện chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức vận động người dân phải di dời, chuyển toàn bộ diện tích cây có múi đã trồng không đúng quy định ra khỏi khu vực đầu nguồn hồ Cạn Thượng. Tại khu vực này, huyện đang khuyến khích người dân trồng các loại cây khác ngoài cam và trồng rừng.  

“Nhu cầu chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế của người dân là chính đáng. Tuy nhiên cũng cần phải xây dựng quy hoạch, hướng dẫn sản xuất cho người dân, nhất là ở những địa bàn thuộc vùng phòng hộ đang là một yêu cầu cấp thiết trong việc đảm bảo an toàn nguồn nước cho người dân ở Cao Phong bởi nguồn nước và môi trường sống của hàng nghìn người dân sẽ không thể đánh đổi bằng lợi ích kinh tế trước mắt”- đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nhấn mạnh.       

 

                                                               Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục