(HBĐT) - Chúng tôi trở lại khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên (địa điểm tại đồi Chùa Khánh, thuộc địa bàn xã Thạch Yên) trong một ngày tháng 4 nắng vàng rực rỡ. Đồng chí Bùi Văn Thi, Chủ tịch UB MTTQ xã Thạch Yên phấn khởi giới thiệu: Năm 2020, hai xã Yên Lập và Yên Thượng được sáp nhập, lấy tên là xã Thạch Yên. Như vậy, sau 66 năm, cái tên "Thạch Yên” đã hồi sinh trên đất Cao Phong để tiếp tục nối dài truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng.                     



Tại nhà truyền thống thuộc khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên hiện lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu quý về giai đoạn lịch sử của chiến khu Thạch Yên xưa.

Trước năm 1945, Thạch Yên là xã thuộc tổng Cao Phong, châu Kỳ Sơn. Đến tháng 8/1954, Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu III quyết định chia xã Thạch Yên thành 2 xã Yên Thượng và Yên Lập. Năm 2001, huyện Cao Phong được thành lập, các xã Yên Thượng, Yên Lập trực thuộc huyện Cao Phong. Năm 2020, xã Thạch Yên được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Yên Lập, Yên Thượng. Sau khi thành lập, xã Thạch Yên có diện tích khoảng 40,01 km2, quy mô dân số 4.674 người, phân bố ở 12 xóm.

Đồng chí Chủ tịch UB MTTQ xã Thạch Yên tự hào cho biết: Thời kỳ tiền khởi nghĩa (tháng 8/1945), khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh, nằm trong hệ thống chiến khu Hòa - Ninh - Thanh do Xứ ủy Bắc Kỳ xây dựng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Với những giá trị lịch sử đặc biệt được lưu giữ trọn vẹn đến nay, nơi đây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996.

 Lịch sử ghi rõ, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, xã Thạch Yên thuộc vùng Cao Phong - Thạch Yên có địa hình hiểm trở và vị trí quân sự chiến lược. Vị trí này có thể khống chế được đường 12 (nay là quốc lộ 6), uy hiếp trực tiếp cơ quan đầu não của địch ở thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Nhận thấy tầm quan trọng của địa bàn này, cuối năm 1944, Xứ ủy Bắc Kỳ đã phân công đồng chí Vũ Thơ đến tuyên truyền, giác ngộ cách mạng đồng bào dân tộc các xã trong vùng, mở đầu cho sự chuẩn bị thành lập khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên.

Đầu tháng 7/1945, đồng chí Vũ Thơ - Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh đã tuyển chọn 30 tự vệ trẻ, khỏe, hăng hái ở thị xã vào vùng Cao Phong - Thạch Yên để mở lớp huấn luyện quân sự. Lúc đầu, lớp học được đặt tại xóm Ngái, do điều kiện địa hình nên sau đó chuyển về đồi chùa Khánh như vị trí ngày nay. Với sự giác ngộ và giúp sức nhiệt tình của bà con nhân dân trong vùng, chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng cách mạng tại chiến khu Cao Phong - Thạch Yên đã phát triển mạnh, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ và chờ đợi thời cơ khởi nghĩa. Sáng 23/8/1945, đoàn quân khởi nghĩa của căn cứ địa Cao Phong - Thạch Yên phối hợp với cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà cùng các lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay Nhân dân, góp phần to lớn vào cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của quân và dân toàn tỉnh.

Đó là dấu ấn lịch sử đã thắp sáng niềm tự hào trong trái tim những người con yêu nước, trở thành truyền thống cách mạng được tiếp nối từ đời này sang đời khác, làm rạng danh mảnh đất Thạch Yên suốt 76 năm qua. Đồng chí Bùi Đăng Nhị, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Yên cho biết: Phát huy truyền thống quê hương cách mạng anh hùng, những năm qua, Thạch Yên đã không ngừng phát triển. Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây chung sức, đồng lòng trên hành trình xây dựng NTM, quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, thách thức để vươn lên. Từ một xã vùng cao, vùng sâu đặc biệt khó khăn, Thạch Yên đang phấn đấu tạo thêm động lực phát triển KT-XH. Đến nay, xã đã hoàn thành 11/19 tiêu chí xã NTM, diện mạo nông thôn khang trang hơn, các hạng mục đầu tư hạ tầng được vận hành hiệu quả, bước đầu triển khai các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao thu nhập cho người dân… Với sự phát triển hiện có, diện mạo NTM của xã đang có những khởi sắc đáng mừng, đời sống Nhân dân có chuyển biến tích cực, đặt nền tảng quan trọng để xã đề ra mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2024.

Khánh An

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục