Để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp phụ thuộc vào hoạt động của mỗi đại biểu dân cử. Mỗi đại biểu trên địa bàn tỉnh đã và đang khắc phục những khó khăn, hạn chế, phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Thực sự đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Hoà Bình.


 


Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua 14 nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII (tháng 10/2024).

Kịp thời ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Cùng với tổ chức bài bản, kỹ lưỡng các kỳ họp thường kỳ, HĐND tỉnh đã kịp thời tổ chức các kỳ họp chuyên đề, thông qua các nghị quyết (NQ), quyết định một số nội dung cấp thiết, quan trọng phục vụ kịp thời công tác điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tính đến Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh đã ban hành 448 NQ, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Trong đó có những NQ quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh như: NQ số 403, ngày 5/2/2021 về kế hoạch tài chính 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025; NQ số 330/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025; NQ số 310/NQ-HĐND quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công (ĐTC) nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025; NQ số 22, ngày 29/7/2021 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu); NQ số 131, ngày 28/6/2022 về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh...

Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Các NQ được thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Sau khi các NQ của HĐND ban hành, UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện kịp thời, thống nhất, đúng quy định, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương trong chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện NQ.

Từ các NQ được ban hành, hàng loạt công trình, dự án quan trọng đã được khởi động, hứa hẹn tạo sự bứt phá cho tỉnh. Năm 2023, tỉnh đã khởi công 5 dự án trọng điểm, trong đó 3 dự án ĐTC: Đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối quốc lộ 6; đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1); đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu). Hai dự án đầu tư ngoài ngân sách: Tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội - các hạng mục công trình đầu Hoà Bình; Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hoà Bình tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ. Năm 2024, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC gắn với triển khai các dự án trọng điểm, gắn trách nhiệm của người đứng đầu để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhất là đường liên kết vùng, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1)... Cuối tháng 9/2024, tỉnh đã khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19 - Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, mở ra cơ hội phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc.

Đổi mới hoạt động để nắm bắt các cơ hội phát triển

Chia sẻ về nội dung thẩm tra các nghị quyết về ĐTC, đồng chí Phạm Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2025 đến nay, thực hiện mục tiêu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, các Ban của HĐND, Ban Kinh tế - Ngân sách đã tích cực đổi mới trong hoạt động thẩm tra, giám sát trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ĐTC. Luật ĐTC năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, thống nhất trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ĐTC. Qua đó, từng bước khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản; khắc phục những vướng mắc, bất cập của ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Nội dung thẩm tra nhất thiết phải quan tâm đến sự chính xác, khách quan trong đánh giá, nhận định; xem xét kỹ về số liệu, nhu cầu và phải làm rõ về nguồn lực (không nêu chung chung "nguồn lực hợp pháp khác”, "khả năng tăng thu ngân sách”...), cơ cấu nguồn lực, thời gian thực hiện... đối chiếu với các luật, nghị định, thông tư liên quan Luật Ngân sách Nhà nước, Luật ĐTC, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Nhà ở... và tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp đề xuất khi nghị quyết được ban hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, hoạt động của HĐND tỉnh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là: Công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh trong việc chuẩn bị một số nội dung trình kỳ họp chưa hiệu quả, đặc biệt chưa có sự thống nhất cao trong việc trình các nội dung tại kỳ họp chuyên đề nên vẫn còn tình trạng một số dự thảo nghị quyết trình không đảm bảo thời gian quy định. Việc tổ chức các phiên họp thường kỳ của Thường trực HĐND tỉnh để nghe các cơ quan liên quan giải trình, làm rõ một số nội dung kiến nghị của cử tri và nhân dân chưa được thực hiện thường xuyên. Việc đôn đốc, theo dõi giải quyết các kiến nghị, kết luận sau giám sát hiệu quả chưa cao...

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đánh giá: Hoạt động của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong đó nổi bật là: Chất lượng các kỳ họp của HĐND được nâng lên rõ rệt, tập trung quyết sách các vấn đề phát sinh đột xuất, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Tỉnh ủy đáp ứng nhu cầu thực tiễn của tỉnh, được cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh được tăng cường; nội dung giám sát đúng trọng tâm, được dư luận, cử tri quan tâm. Hoạt động tiếp xúc cử tri thể hiện đầy đủ trách nhiệm của đại biểu khi được cử tri và Nhân dân tín nhiệm. HĐND và UBND tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp kịp thời triển khai các nhiệm vụ thường kỳ và đột xuất theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Theo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đòi hỏi HĐND phải tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trong đó, cần thực hành dân chủ thực chất, phát huy trí tuệ, đề cao trách nhiệm trước cử tri để thảo luận kỹ lưỡng, làm rõ hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nữa tình hình, những kết quả tích cực đã đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các nhiệm vụ quan trọng khác. Từ đó chỉ ra nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan và đúc rút bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện NQ; dự báo tình hình, những thuận lợi, khó khăn, nút thắt, điểm nghẽn để đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, tạo bước chuyển góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.


Hương Lan


Các tin khác


Ngày mới ở Lau Bai

Hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang; nhà ở dân cư kiên cố… Hơn 7 năm sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2017, màu xanh đã bao phủ bản làng tại khu tái định cư (TĐC) xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Bà con đã thay đổi tư duy, cách làm để nỗ lực cải thiện thu nhập, đời sống ấm no.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển: Bài 3 - Giải pháp cho vùng động lực

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân đã nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển VĐL. Một số dự án sản xuất, kinh doanh trong vùng đã có tác động lan tỏa đối với các địa phương khác trong tỉnh. VĐL đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH chung của tỉnh.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển : Bài 2 - Để cơ chế tạo ra nguồn lực

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã ghi dấu ấn quan trọng, gỡ nút thắt để VĐL của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách trong nghị quyết không tự nhiên sinh ra nguồn lực. Điều đó đòi hỏi sự năng động, chủ động của các địa phương trong việc áp dụng cơ chế để tạo ra động lực và nguồn lực phát triển.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển: Bài 1 - Xác định "đầu tàu” kinh tế

Phát triển vùng là chủ trương lớn của Đảng nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, ngành và địa phương. Qua đó, tạo các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững. Nhận thức đúng chủ trương của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Qua gần 2 nhiệm kỳ thực hiện, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã tạo tiền đề quan trọng để các địa phương vùng cửa ngõ của tỉnh bứt phá, trở thành động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. 

Người tâm thần bị xích, nhốt ở Lạc Sơn: Thương lắm phận người

Giữa cái nắng hanh hao, cùng cơn gió khô rát của tiết trời cuối thu cuốn đám lá khô xào xạc, như theo bước chân chúng tôi về phía cuối xóm Dài, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Càng về cuối xóm, tiếng chửi đầy chao chát, ai oán từ ngôi nhà của Bùi Văn Xen lại càng rõ. Với chúng tôi thì đó là chuyện lạ. Còn những người như anh Hải - Trạm trưởng Trạm y tế xã, ông Tặng - Phó Chủ tịch UBND xã hay những dân ở đây thì quen rồi. Cứ đúng "cữ” cơm trưa, cơm chiều, có khi là đêm muộn, tiếng chửi ấy lại cất lên...

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 5 - Xin đừng "đầu độc” Đà Giang

Làm sạch lòng hồ Hòa Bình không phải là việc mỗi ngày một ai đó cần mẫn đi nhặt từng mảnh chai lọ, túi nilon, mà việc làm sạch dòng sông phải được thực hiện từ ý thức của mỗi người. Về chính sách, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế bảo vệ môi trường (BVMT), bảo vệ an ninh nguồn nước phù hợp, đầy đủ. Tuy nhiên, để Đà giang mãi xanh thì cần lắm sự chung tay, góp sức của mỗi người dân...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục