Với quan điểm "lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân”, "vấn đề được lựa chọn chất vấn phải đúng và trúng, vừa có tính thời sự, gắn với đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan chức năng”, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh Hoà Bình đã đưa lên nghị trường đầy ắp tiếng dân.






 


Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tích cực tham gia các hoạt động tại nghị trường Quốc hội.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân

Xác định nhiệm vụ tiếp xúc cử tri (TXCT) là một trong những hoạt động quan trọng, không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nghĩa vụ của người đại biểu - thể hiện vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, là cầu nối giữa đại biểu với cử tri. Hoạt động TXCT được Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo quy định, đồng thời có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, linh hoạt, sát với thực tiễn; quyết tâm theo đuổi, bám sát đến cùng những kiến nghị chính đáng của cử tri chưa được giải quyết dứt điểm.

Năm 2019, tổ 17, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình được sáp nhập từ 2 khu dân cư. Đối với các chức danh Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận dù đã có phụ cấp nhưng địa bàn rộng hơn, chia thành 6 khu, công việc của cán bộ cơ sở nhiều hơn, chế độ thì vẫn vậy. Mặc dù cán bộ cơ sở luôn nỗ lực hoàn thành công việc, được ví như những người "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng cũng có đôi chút tâm tư. Bà Nguyễn Thị Hội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 17 đã tham gia công tác hội trên 20 năm. Địa bàn rộng, không có chế độ phụ cấp nhưng bà luôn tâm niệm hoàn thành công việc được giao bằng tất cả sự nhiệt huyết, tình cảm với chị em ở khu dân cư. Trước khó khăn trên, trong nhiều lần TXCT, cử tri và Nhân dân đã kiến nghị các cấp, ngành có chế độ, chính sách phù hợp hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Vùng thuận lợi đã vậy, đối với các xã vùng sâu, vùng xa, cán bộ cơ sở còn khó khăn hơn. Bà Xa Thị Kiêm, Chủ tịch Hội LHPN xã Tú Lý (Đà Bắc) chia sẻ: Sau khi sáp nhập từ 2 xã Tu Lý, Hào Lý, hoạt động của Hội LHPN các cấp trên địa bàn xã khó khăn, phức tạp hơn. Toàn xã có 12 chi hội phụ nữ, 36 tổ phụ nữ, 725 hội viên sinh hoạt thường xuyên. Đội ngũ cán bộ xã số lượng không thay đổi nhưng địa bàn lại xa hơn, khó khăn trong thúc đẩy phong trào phát triển rộng khắp. Nguồn kinh phí hoạt động lại hạn hẹp, phong trào chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ chi hội phụ nữ ở các xóm.

Hòa Bình là tỉnh đã đi đầu trong thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), đạt kết quả tích cực. Tuy vậy, sau sáp nhập, các vấn đề về xử lý tài sản công, khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính của người dân và công tác sắp xếp cán bộ gặp không ít khó khăn, bất cập. Với địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn nhưng số lượng cán bộ cấp xã, thôn, tổ dân phố lại ít đi, phụ cấp còn thấp đã gây tâm tư cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Do điều kiện KT-XH, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhất là thực hiện chủ trương sáp nhập, nhiều xã nhập thành 1 xã đã có không ít cán bộ cấp xã xin nghỉ việc.

Đưa tiếng nói, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường

Phát biểu thảo luận ở Hội trường Diên Hồng Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, đồng chí Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn, đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình nhấn mạnh vấn đề thực hiện nghị quyết của UBTVQH khoá XIV về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Sau khi sắp xếp, nhiều ĐVHC cấp xã, nhất là các xã thuộc các tỉnh miền núi có diện tích rộng (do có nơi được sáp nhập từ 3, thậm chí 4 xã thành một xã) nên người dân, cán bộ, công chức (CBCC) đi lại thực hiện các thủ tục hành chính và làm việc hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc sắp xếp các trụ sở làm việc, công trình công cộng dôi dư chưa thực sự hiệu quả, gây lãng phí... Vì vậy, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá tổng thể công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 34 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT) ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo hướng tăng định mức biên chế CBCC cấp xã, nhất là đối với những xã sau sáp nhập có diện tích rộng, giao thông đi lại khó khăn thuộc địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới. Đồng thời, có chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, động viên CBCC cấp xã tại những địa bàn trên cho phù hợp với tính chất và khối lượng công việc hiện nay…

Từ ý kiến của các đại biểu dân cử và đòi hỏi từ thực tiễn, ngày 10/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 33 quy định về CBCC cấp xã và người HĐKCT ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2023.

Với hoạt động tích cực của các sở, ngành chức năng và Ban Pháp chế (HĐND tỉnh), tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 379, ngày 28/3/2024 quy định chức danh, mức phụ cấp, việc kiêm nhiệm chức danh người HĐKCT ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; mức phụ cấp kiêm nhiệm và mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Theo đó, tỉnh có 151 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 59 xã đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 1.482 thôn, tổ dân phố. Số người HĐKCT được hưởng chính sách là 1.994 người. Số người hoạt động ở thôn, tổ dân phố là 16.302 người; 755 tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã. Tổng kinh phí khi thực hiện Nghị quyết số 379 của HĐND tỉnh khoảng 258,665 tỷ đồng/năm; trong đó, kinh phí từ ngân sách Trung ương cấp khoảng 209,045 tỷ đồng/năm, kinh phí từ ngân sách tỉnh bổ sung khoảng 49,620 tỷ đồng/năm. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh đã ban hành nghị quyết đáp ứng sự mong chờ của cử tri và Nhân dân.

Thời gian qua, các hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các các kỳ họp Quốc hội, HĐND tỉnh được cử tri và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Qua theo dõi các kỳ họp thường lệ giữa năm và cuối năm, ông Quách Thế Tản, Chủ nhiệm CLB Hưu trí tỉnh đánh giá: Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và đối thoại công khai. Các đại biểu HĐND tỉnh đã thể hiện tâm huyết, tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, tích cực tranh luận nhằm làm rõ thực trạng và những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân các vấn đề đại biểu, cử tri, người dân quan tâm nhưng chưa được đánh giá một cách cụ thể, thoả đáng. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương để xem xét, giải quyết, khắc phục kịp thời. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương được chất vấn đã thể hiện tinh thần cầu thị, trách nhiệm, nghiêm túc trả lời đầy đủ, giải trình làm rõ những vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm; thẳng thắn nhận trách nhiệm và cam kết tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Thực hiện quyền giám sát tối cao trong các phiên chất vấn tại kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng pháp luật của Quốc hội. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đoàn đã tổ chức lấy ý kiến và tham gia góp ý đối với 54 dự án luật. Nhiều nội dung tham gia góp ý được quan tâm, tiếp thu. Tham gia chất vấn lãnh đạo Chính phủ và các vị Bộ trưởng, trưởng ngành về các vấn đề liên quan đến những vấn đề lớn của đất nước, địa phương, khó khăn, vướng mắc ở cơ sở mà cử tri và Nhân dân trong tỉnh quan tâm. Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh đã tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị kỹ các nội dung và tích cực tham gia, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm vào chương trình nghị sự.

(Còn nữa)

Hương Lan


Các tin khác


Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển : Bài 2 - Để cơ chế tạo ra nguồn lực

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã ghi dấu ấn quan trọng, gỡ nút thắt để VĐL của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách trong nghị quyết không tự nhiên sinh ra nguồn lực. Điều đó đòi hỏi sự năng động, chủ động của các địa phương trong việc áp dụng cơ chế để tạo ra động lực và nguồn lực phát triển.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển: Bài 1 - Xác định "đầu tàu” kinh tế

Phát triển vùng là chủ trương lớn của Đảng nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, ngành và địa phương. Qua đó, tạo các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững. Nhận thức đúng chủ trương của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Qua gần 2 nhiệm kỳ thực hiện, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã tạo tiền đề quan trọng để các địa phương vùng cửa ngõ của tỉnh bứt phá, trở thành động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. 

Người tâm thần bị xích, nhốt ở Lạc Sơn: Thương lắm phận người

Giữa cái nắng hanh hao, cùng cơn gió khô rát của tiết trời cuối thu cuốn đám lá khô xào xạc, như theo bước chân chúng tôi về phía cuối xóm Dài, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Càng về cuối xóm, tiếng chửi đầy chao chát, ai oán từ ngôi nhà của Bùi Văn Xen lại càng rõ. Với chúng tôi thì đó là chuyện lạ. Còn những người như anh Hải - Trạm trưởng Trạm y tế xã, ông Tặng - Phó Chủ tịch UBND xã hay những dân ở đây thì quen rồi. Cứ đúng "cữ” cơm trưa, cơm chiều, có khi là đêm muộn, tiếng chửi ấy lại cất lên...

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 5 - Xin đừng "đầu độc” Đà Giang

Làm sạch lòng hồ Hòa Bình không phải là việc mỗi ngày một ai đó cần mẫn đi nhặt từng mảnh chai lọ, túi nilon, mà việc làm sạch dòng sông phải được thực hiện từ ý thức của mỗi người. Về chính sách, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế bảo vệ môi trường (BVMT), bảo vệ an ninh nguồn nước phù hợp, đầy đủ. Tuy nhiên, để Đà giang mãi xanh thì cần lắm sự chung tay, góp sức của mỗi người dân...

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 4 - Tác động đến an ninh nguồn nước

Nguồn nước từ hồ Hòa Bình ngoài sử dụng phục vụ việc phát điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình còn có nhiệm vụ cung cấp, điều tiết nước tưới tiêu vùng hạ du; điều tiết, cắt lũ từ thượng nguồn đổ về. Đồng thời có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sống tại các khu vực ven lòng hồ, cùng khoảng 50 nghìn hộ dân trên địa bàn TP Hòa Bình và khoảng 1 triệu dân khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội...

“Mẹ đỡ đầu” - vòng tay yêu thương cho trẻ mồ côi: Bài 2 - Nối dài yêu thương - câu chuyện của trách nhiệm và tình thương

Chương trình "Mẹ đỡ đầu” đã để lại những dấu ấn ấm áp và sâu sắc trong tâm trí của cán bộ Hội Phụ nữ - những người mẹ đỡ đầu và đặc biệt là các em nhỏ được đỡ đầu. Một sự kiện đầy ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, đó là Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình gặp mặt, tặng quà cho 95 trẻ mồ côi cả cha và mẹ trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục