(HBĐT) - Điều 65: Hiện nay, trên 90% các khu đất thu hồi đều có đất của hộ gia đình và tổ chức quản lý, nếu áp dụng khoản c, điểm 1, Điều này thì việc thu hồi đất các khu đất nêu trên sẽ do UBND cấp tỉnh thực hiện trong khi cấp tỉnh không trực tiếp theo dõi nguồn gốc, quá trình biến động đất đai của hộ gia đình dẫn tới mất nhiều thời gian để thẩm tra, chất lượng hồ sơ thẩm định không cao. Đề nghị bỏ điểm c, khoản 1 và thay bằng quy định: “UBND tỉnh thu hồi đất các tổ chức và giao đất thu hồi của tổ chức, đất do UBND huyện thu hồi của hộ gia đình, cá nhân cho tổ chức sử dụng đất”.

 

Điều 66: Đề nghị bỏ quy định về việc thông báo thu hồi đất tại khoản 1 và thay bằng quy định: “Trước khi thu hồi đất, chậm nhất 20 ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất...”. Vì quy hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt đã được công bố công khai.

 

Trường hợp chủ đầu tư tự thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương án bồi thường phải có xác nhận của UBND xã nơi có đất và cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực hiện GPMB

 

Khoản 3, Điều 72 quy định: cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường phải chi trả kịp thời cho người có đất bị thu hồi. Đề nghị quy định cụ thể trong thời gian bao lâu thì chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi.

 

Điều 67: Để đảm bảo công bằng trong chế độ sử dụng đất của Nhà nước và DN khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch đã được phê duyệt, tránh tình trạng DN thực hiện cơ chế tự thỏa thuận nhưng có người sử dụng đất chấp thuận, người không chấp thuận đòi đẩy giá thỏa thuận lên cao hơn (hình thành khu đất theo kiểu xôi đỗ, không thể thực hiện đầu tư dự án theo nội dung đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận) dẫn tới ảnh hưởng tiến độ đầu tư dự án. Đề nghị điều chỉnh bổ sung như sau: “Nhà nước thu hồi đất đối với dự án SX-KD phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Trường hợp nhà đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn... thì không phải thực hiện thu hồi đất (đối với trường hợp đất sử dụng cùng mục đích) nhưng phải sử dụng đúng mục đích loại đất trước khi thỏa thuận”.

 

Điều 163: Hiện nay, tình trạng hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp SXNN, không có hộ khẩu thường trú tại địa phương (chủ yếu từ thành phố lớn) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm (đất trồng màu) đất rừng SX, đất trồng cây lâu năm, sau đó, tự ý chuyển mục đích hoặc làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng một phần diện tích hoặc tách thành nhiều thửa sang đất ở để xây dựng biệt thự (khuôn viên biệt thự nhà vườn), các hộ gia đình này đã có nhà ở tại các địa phương khác (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú). Như vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất mặc dù phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương nhưng không đúng đối tượng, sau khi hình thành các khu đất ở không liền kề nêu trên sẽ lãng phí đất đai, khó khăn cho công tác QLNN và thực hiện đầu tư hạ tầng... Để khắc phục tình trạng này, đề nghị điều chỉnh bổ sung khoản 3 như sau: hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất SXNN, lâm nghiệp tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất SXNN, lâm nghiệp sang đất ở, đất làm mặt bằng SX-KD phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương và được UBND xã nơi có đất xác nhận có nhu cầu sử dụng đất (đối với đất ở) hoặc dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 185 và Điều 168 của Luật này.

 

(Còn nữa)

                                                                    Phòng BĐ-TL

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Lương Sơn có 9.107 ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), huyện Lương Sơn đã triển khai đến tất cả các cơ quan, đơn vị, khu dân cư.

Trên 1.100 ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Theo Sở TN-MT, thực hiện việc tổ chức lấy ý kiên nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh, đến ngày 26/3, toàn tỉnh đã có trên 1.100 ý kiến của các sở, ban, ngành, đoàn thể và 10/11 huyện, thành phố được tổng hợp gửi về Cơ quan thường trực của tỉnh.

Luật Đất đai phải hài hòa giữa nhà nước và tư nhân

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bên lề Hội nghị góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của bộ này ngày 12-3.

Góp ý sửa đổi Luật Đất đai: Cần đảm bảo quyền lợi cho người nông dân khi thu hồi đất

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 

Thực hiện Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH ngày 21-1-2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 239/QÐ-TTg ngày 28-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi); đồng thời để tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp ý kiến đối với dự thảo luật quan trọng này, Báo Hoà Bình trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục