(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huyền (Lạc Thuỷ) hỏi: Trường hợp người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì việc đi làm lại được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 05, ngày 12/1/ 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
V.H (TH)
(HBĐT) - Ngày 15/5/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BYT công bố danh mục gồm 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Cụ thể:
(HBĐT) - Ông Quách Văn Năm (Lạc Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, các ngành, nghề kinh doanh nào phải có phương án bảo đảm ANTT?
(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH về khám giám định (KGĐ) bệnh, tật, dị dạng liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.
(HBĐT) - Ngày 1/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuốc.
(HBĐT) - Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là một nhiệm vụ công tác quan trọng đối với cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát kịp thời phát hiện những văn bản QPPL không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp để đình chỉ thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới. Từ đó nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước.
Thông tin trên được đồng chí Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia công bố tại buổi họp báo do Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức vào chiều 2-8, tại Hà Nội.