(HBĐT) - Ông Đoàn Văn Dụ (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, điều kiện để người lao động được hỗ trợ kinh phí và mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động như sau:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động:
- Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 2 lần mức lương cơ sở /người/lượt.
- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
V.H (TH)
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Thọ (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết quy định về bảo vệ môi trường nơi cộng cộng như thế nào?
(HBĐT) - Ngày 15/5/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BYT công bố danh mục gồm 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH. Cụ thể:
(HBĐT) - Ông Quách Văn Năm (Lạc Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, các ngành, nghề kinh doanh nào phải có phương án bảo đảm ANTT?
(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH về khám giám định (KGĐ) bệnh, tật, dị dạng liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.
(HBĐT) - Ngày 1/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuốc.
(HBĐT) - Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là một nhiệm vụ công tác quan trọng đối với cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát kịp thời phát hiện những văn bản QPPL không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp để đình chỉ thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới. Từ đó nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước.