(HBĐT) - Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/ 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Luật gồm 7 chương, 52 điều, quy định những nội dung cơ bản về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện trợ TGPL, phạm vi, hình thức và hoạt động TGPL, quản lý Nhà nước về TGPL…

 

Sau gần 10 năm triển khai thi hành Luật, công tác TGPL được thúc đẩy phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, quyền, lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ. Bên cạnh đó, hoạt động TGPL cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cũng như nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013, các đạo luật quan trọng mới được ban hành và những chính sách cải cách mới được Quốc hội thông qua.

 

Đồng chí Lưu Văn Thường, Giám đốc Trung tâm TGPL tỉnh cho biết: Qua nghiên cứu dự thảo Luật TGPL (sửa đổi), Trung tâm TGPL tỉnh cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo lần này. Tuy nhiên, với tình hình thực tiễn công tác TGPL trên địa bàn tỉnh cho thấy một số nội dung, quy định của Luật cần được xem xét, cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp hơn.

 

Đối tượng được TGPL trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Với đặc thù của tỉnh dân cư sống phân tán, đa phần nhân dân sống ở vùng KT-XH khó khăn ít có điều kiện tiếp cận thông tin, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, chưa đồng đều. Qua công tác TGPL, các đợt TGPL lưu động kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngày càng có nhiều người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và các đối tượng khác biết, tìm đến tổ chức thực hiện TGPL đề nghị giúp đỡ về mặt pháp luật.

 

Tại buổi làm việc của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khảo sát về thực hiện hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh và dự thảo Luật TGPL vừa qua, nhiều vấn đề, nội dung quan tâm được đưa ra bàn thảo. Một trong những điểm đáng lưu ý là dự thảo Luật không đề cập đến Chi nhánh TGPL (Luật TGPL năm 2006 có 1 điều quy định về chi nhánh TGPL). Theo đồng chí Lưu Văn Thường, Giám đốc Trung tâm TGPL tỉnh, tại Tờ trình số 269, ngày 22/8/2016 của Chính phủ về dự án Luật TGPL (sửa đổi) cả nước hiện có 202 chi nhánh TGPL trực thuộc Trung tâm TGPL ở cấp huyện, liên huyện. Như vậy, cần phải có quy định trong luật về vị trí, vai trò của chi nhánh vì chi nhánh thực tế đang hoạt động và là một bộ phận cấu thành nên tổ chức của Trung tâm TGPL.

 

Tại tỉnh ta, trong giai đoạn 2008-2010, UBND tỉnh đã thành lập 11 chi nhánh TGPL trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Đến nay, hầu hết các chi nhánh hoạt động hiệu quả. Đối với địa bàn vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn cách xa trung tâm thì việc có chi nhánh là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL tiếp cận với dịch vụ TGPL. Chi nhánh chính là cánh tay nối dài của Trung tâm, dự thảo Luật nên kế thừa Luật TGPL năm 2006 tiếp tục có 1 điều quy định về chi nhánh TGPL. Bên cạnh đó, song song với các hình thức TGPL là tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài pháp luật thì TGPL lưu động là hình thức tư vấn pháp luật hiệu quả nhất cho người được TGPL, nhất là ở những tỉnh miền núi như tỉnh ta. Hoạt động TGPL lưu động với ý nghĩa “tìm đến người dân để phục vụ” được đông đảo người dân hưởng ứng, chính quyền cơ sở đánh giá cao, là hoạt động chính và là thế mạnh của Trung tâm. Dự thảo Luật bỏ quy định tư vấn pháp luật thông qua TGPL lưu động vô hình chung làm hạn chế việc tiếp cận của người được TGPL với tổ chức TGPL và ngược lại, cần kế thừa và tiếp tục ghi nhận hình thức TGPL này.

 

Trong dự thảo Luật cũng cần sửa đổi, bổ sung quy định về người được TGPL (Điều 7 - dự thảo Luật) như thay cụm từ “thường trú” thành “cư trú” trong quy định “Người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn”. Xuất phát từ tình hình thực tiễn có những người dân tộc thiểu số sống ở địa bàn này chưa có hộ khẩu thường trú vì lý do khách quan họ chỉ là những người tạm trú dài hạn nhưng cũng có khó khăn về kinh tế, nhận thức pháp luật cần được trợ giúp. Đồng thời, tại Điều 1, Luật Cư trú quy định “cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú”. Đối với đối tượng được TGPL là trẻ em bỏ cụm từ “bị buộc tội” vì quy định trẻ em bị buộc tội mới được TGPL là không phù hợp. Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, quan tâm. Hiện nay, nhiều vụ án xảy ra mà trẻ em là nạn nhân của các tội hiếp dâm, dâm ô, bạo lực gia đình… trong khi gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất, tinh thần. Quy định đối tượng TGPL miễn phí là “trẻ em” không thêm điều kiện khác để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em theo đúng thực tế, pháp luật, Công ước quốc tế về quyền trẻ trẻ mà Việt Nam là thành viên.

 

“Qua công tác TGPL cho thấy, trong năm 2016 trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra 5 vụ hiếp dâm, giao cấu với trẻ em nhưng các em lại không thuộc diện được TGPL vì các em là nạn nhân, gia đình không thuộc diện được TGPL. Ngoài ra, tại Điều 7 dự thảo Luật cũng quy định người được TGPL là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn bị buộc tội, chúng tôi băn khoăn quy định như vậy thì hiểu như thế nào là “hoàn cảnh khó khăn” khi áp dụng trong thực tiễn” - một cán bộ Trung tâm TGPL tỉnh chia sẻ.

 

                                                                                     

                                                             Hà Thu

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hỗ trợ thủ tục xuất, nhập khẩu qua đường dây nóng

(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3948/QĐ-BCT về Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng về xuất, nhập khẩu hàng hóa (XNK). Theo đó:

Bảo vệ sức khoẻ cho người lao động

(HBĐT) - Bà Vũ Kim Xuân (Yên Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động như thế nào?

Nâng mức chi tiền ăn giữa ca, tạm ứng lương cho người lao động

(HBĐT) - Đây là nội dung được quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng của người lao động làm việc trong công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước. Theo đó:

Nội dung kiểm tra biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc

(HBĐT) - Bà Trần Thị Huyền (Yên Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc gồm những nội dung gì?

Điều kiện năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất

(HBĐT) - Ông Bùi Văn ánh (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, quy định pháp luật về điều kiện năng lực tài chính của người được Nhà nước giao đất thực hiện dự án đầu tư để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ dự án như thế nào?

Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Ông Hoàng Văn Tân (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết, trường hợp nào không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục