(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), năm 2017, các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức triển khai thi hành Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan trên địa bàn.


Toàn tỉnh đã tổ chức trên 760 hội nghị tuyên truyển, phổ biến pháp luật (trong đó có việc triển khai thi hành và áp dụng pháp luật XLVPHC đến trên 29.000 lượt người). Đội ngũ công chức làm công tác tham mưu về quản lý và XLVPHC của các sở, ngành cũng tham gia tích cực vào các lớp bồi dưỡng, tập huấn XLVPHC do các bộ, ngành chủ quản tổ chức và tham mưu triển khai tập huấn cho cán bộ, công chức cơ sở về áp dụng pháp luật XLVPHC thuộc lĩnh vực mình quản lý.

UBND tỉnh đã thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC trong quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại Hạt Kiểm lâm các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu - lĩnh vực trọng tâm trong công tác thi hành pháp luật về XLVPHC năm 2017. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức các đợt kiểm tra chuyên ngành có liên quan đến công tác XPVPHC (Sở Công Thương kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.543 vụ vi phạm hành chính (tỷ lệ 100%); Sở GT-VT kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.394 vụ (tỷ lệ 100%); Sở NN&PTNT kiểm tra, phát hiện 123 vụ vi phạm (xử lý 122 vụ, chuyển xử lý bằng hình thức khác 1 vụ)… Một số đơn vị như: NHNN tỉnh; Sở GD&ĐT; Sở NN&PTNT đã tổ chức 20 cuộc thanh tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC tại một số địa phương, đơn vị, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý trong ngành và lĩnh vực.

Mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, thanh tra, kiểm tra và XLVPHC nhưng năm 2017 trong tỉnh vẫn xảy ra 29.646 vụ VPHC (trong đó có 4.457 vụ thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm của các cơ quan chức năng tỉnh). Vi phạm nhiều nhất là lĩnh vực trật tự an toàn giao thông 16.001 vụ; quản lý hành chính về trật tự xã hội 1.223 vụ; GTVT 1.394 vụ; công thương 1.543 vụ; kiểm lâm 123 vụ; tài nguyên môi trường 48 vụ và 9.314 vụ thuộc các lĩnh vực khác. Người đứng đầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền XLVPHC từ tỉnh đến cấp xã đã xử phạt 4.430 vụ (với 774 tổ chức, 4.030 cá nhân), chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự 17 vụ, áp dụng biện pháp thay thế đối với người chưa thành niên 1 vụ, chưa xử phạt 9 vụ. Đã có 4.719 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) được ban hành và 4.219 quyết định đã thi hành xong. Số tiền phạt thu được trên 11,7 tỉ đồng; bán thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu trên 605,3 triệu đồng. Các chủ thể XPVPHC đã xem xét, quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền với 27 quyết định XPVPHC còn 500 quyết định (chủ yếu trong lĩnh vực GTVT) chưa thi hành do đối tượng không có khả năng thi hành hoặc trốn tránh việc thi hành.

Năm 2017, toàn tỉnh có 708 đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp XLHC (tăng 288 đối tượng so với năm 2016). Trong đó có 485 đối tượng lập hồ sơ áp dụng biện pháp XLHC giáo dục tại cấp xã (tăng 261 đối tượng so với năm 2016); 214 đối tượng lập hồ sơ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (tăng 49 đối tượng so với năm 2016); 3 đối tượng lập hồ sơ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào trường giáo dưỡng và 6 đối tượng bị lập hồ sơ áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (giảm 22 đối tượng so với năm 2016). Có 688 đối tượng bị áp dụng các biện pháp XLHC (gồm 466 đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã theo quyết định của UBND cấp xã (chiếm 67,7%) và 222 đối tượng áp dụng biện pháp XLHC theo quyết định của TAND cấp huyện (chiếm 32,3%).

Thực tiễn thi hành pháp luật về XLHC trong tỉnh hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó khó khăn nhất là chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC từ Trung ương đến địa phương nên không thể khai thác thông tin các đối tượng VPHC dẫn đến khó xác định đối với những trường hợp VPHC nhiều lần, tái phạm (là tình tiết tăng nặng trong quá trình XLVPHC). Một số trường hợp như: Đối tượng đang trộm cắp tài sản, đánh bạc, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản người khác cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn "tạm giữ người theo thủ tục hành chính” lại không được quy định trong Luật XLVPHC nên không thể áp dụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý đối tượng. Thực hiện quy định về việc truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở và trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn chưa có văn bản nào hướng dẫn về biểu mẫu áp dụng đối với các trường hợp này (đương nhiên họ không phải là đối tượng bị truy nã) gây lúng túng cho cơ quan công an khi thực hiện truy tìm đối tượng. Kinh phí chi cho công tác áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 148/2014 của Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH chưa bảo đảm, nhiều nội dung chi còn thấp hoặc chưa được quy định tại Thông tư. Những bất cập này rất cần được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, tháo gỡ để việc thực thi Luật XLVPHC phát huy hết hiệu quả trên thực tế, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy KT-XH phát triển.

Mai Huệ (Sở Tư pháp)


Các tin khác


Xử lý 53 cơ sở vi phạm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhãn mác hàng hóa

(HBĐT) - Năm 2017, ngành Khoa học và Công nghệ đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nhãn mác, sản phẩm hàng hóa, cột đo nhiên liệu, an toàn thực phẩm.

Thành phố Hòa Bình: Xử phạt vi phạm 239 cơ sở sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Toàn TP Hòa Bình hiện có 395 doanh nghiệp, thu hút 5.025 lao động và 6.543 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, thu hút 10.038 lao động.

Tuyên truyền pháp luật cho trên 40.000 lượt người

(HBĐT) - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, năm 2017, các cấp, ngành, đoàn thể đã phối hợp triển khai hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: lồng ghép tại các hội nghị, thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến pháp luật trong trường học, phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình phối hợp số 14, ngày 10/1/2013 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017, Sở Tư pháp và Hội LHPN tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số 1891, ngày 28/8/2013. Nội dung phối hợp tập trung vào lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý (TGPL), tư vấn pháp luật cho phụ nữ và hoà giải cơ sở. Căn cứ vào chương trình, mỗi ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ở cấp huyện tổ chức thực hiện với nhiều hình thức, đạt hiệu quả tốt.

Trường hợp thực phẩm nhập khẩu được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Hồng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết trong những trường hợp nào thực phẩm nhập khẩu được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm ?

Tiếp trên 1.000 lượt công dân khiếu nại - tố cáo

(HBĐT) - Năm 2017, công tác tiếp công dân tiếp tục duy trì thực hiện tốt, các cơ quan bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại đơn vị theo quy định. Trong năm đã tổ chức tiếp 1.004 lượt người đến trụ sở tiếp dân để KN-TC, đề nghị, phản ánh. Đối với công tác tiếp công dân định kỳ ngày 15 hàng tháng tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh đã có 169 đoàn với 282 lượt người đến nộp đơn và KN-TC.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục