(HBĐT) - Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, thời gian qua, công tác PBGDPL được huyện Tân Lạc chú trọng thực hiện. Thông qua thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL đã tạo kênh tuyên truyền pháp luật hữu hiệu, góp phần đưa pháp luật đến gần hơn với người dân.


Đội tuyên truyền pháp luật xã Phong Phú, huyện Tân Lạc xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa. 

Đồng chí Bùi Thị Thảo, Phó trưởng phòng Tư pháp huyện Tân Lạc cho biết: Năm 2017, trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai các đề án: "Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên”, "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức”. Đồng thời triển khai các đề án mới: "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho CB,CC, VC và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020”, "Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021”. Việc triển khai các đề án đã đi sâu tuyên truyền pháp luật ở những lĩnh vực cụ thể, đến trực tiếp đối tượng mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác PBGDPL.

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đề án tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng được triển khai thực hiện. Phòng Tư pháp đã biên soạn, phát hành 5 loại tài liệu: "Nội dung cơ bản Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, "Tài liệu giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng”, "55 câu hỏi - đáp những quy định của pháp luật về phòng - chống tham nhũng”, 12 chuyên đề phát thanh trên hệ thống truyền thanh cơ sở về phòng, chống tham nhũng, tài liệu hỏi - đáp những quy định mới của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, CB,CC, VC trên địa bàn.

Các đơn vị, địa phương chủ động lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp như tổ chức hội nghị quán triệt, treo băng rôn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, niêm yết công khai thủ tục hành chính, mức phí, lệ phí, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng...

Trong giai đoạn triển khai đề án, huyện đã tổ chức 966 cuộc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng cho trên 90 nghìn lượt người dự; phát 60 tin, bài tuyên truyền phòng, chống tham nhũng trên Đài TT -TH huyện; treo 201 băng rôn; khoảng 700 lượt người ký kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tại xã Đông Lai - đơn vị được chọn làm điểm thực hiện đề án đã tổ chức nhiều hoạt động như: nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các cuộc họp thôn, xóm đối thoại về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, KN-TC tại địa bàn dân cư, tổ chức các buổi thông tin lưu động, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở... tạo sự lan tỏa trong công tác tuyên truyền. ý thức của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng được nâng lên, phát huy vai trò "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Năm 2017, huyện chọn xã Phong Phú là đơn vị triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017 - 2021”. Phòng Tư pháp đã tiến hành khảo sát thực trạng và nhu cầu PBGDPL của nhân dân trong xã thông qua phát phiếu hỏi. Cuối tháng 10/2017, tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Phong Phú, nhà văn hóa xóm ải, nhà văn hóa xóm Lầm, Phòng Tư pháp đã phối hợp với UBND xã Phú tổ chức 4 lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho 98 lượt cán bộ, công chức cấp xã, trưởng xóm, bí thư chi bộ thôn, xóm, các tuyên truyền viên pháp luật, tổ trưởng tổ hòa giải ở cơ sở và trên 100 người dân. Nội dung tuyên truyền các quy định của Luật Trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm môi trường và tội xâm phạm tình dục trẻ em; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; các tội phạm về trật tự xã hội như: cờ bạc, ma túy, trộm cắp… Thông qua hoạt động tuyên truyền giúp cán bộ, nhân dân trong xã nâng cao hiểu biết, từng bước giảm thiểu các vi phạm pháp luật, góp phần giữ ổn định TTATXH trên địa bàn.

 

                                                                          Thu Hà

 

Các tin khác


Đưa pháp luật đến với nhân dân nhiều hơn

(HBĐT) - Năm 2017, bám sát các kế hoạch của Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), UBND tỉnh đã kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện, giao Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể hữu quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai trên địa bàn.

Huyện Kỳ Sơn tổ chức 30 buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ

(HBĐT) - Năm 2017, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an huyện Kỳ Sơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức được 30 buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ thu hút trên 2.500 lượt người tham gia.

Huyện Lương Sơn xảy ra 120 vụ phạm pháp hình sự

(HBĐT) - Năm 2017, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện Lương Sơn được giữ vững, ổn định. Ngay từ đầu năm, huyện đã tổ chức chức hội nghị ký cam kết trong nhân dân, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đảm bảo AN -TT. Trong năm có 139 đoàn nước ngoài đến du lịch và làm việc tại huyện, chưa phát hiện ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia.

Huyện Lương Sơn tiếp 112 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo

(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lương Sơn đã tiếp 112 lượt công dân đến kiến nghị, phản ánh, KN-TC, giảm 59 lượt công dân so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp nhận, phân loại, xử lý 148 đơn KN -TC, giảm 46 đơn so với cùng kỳ năm 2016. Nội dung tiếp công dân chủ yếu liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển KT -XH; tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân... Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, KN-TC được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Huyện Yên Thủy: Thanh tra, phát hiện sai phạm trên 316 triệu đồng

(HBĐT) - Trong năm 2017, Thanh tra huyện Yên Thủy đã triển khai 5 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 2 cuộc thanh tra đột xuất, tập trung về đầu tư xây dựng cơ bản, trách nhiệm của người đứng đầu cấp xã, ngành trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý tài chính, quản lý và sử dụng đất đai

Điều tra, khám phá án đạt tỷ lệ 85,53%

(HBĐT) - Trong năm 2017, Cơ quan điều tra trên toàn tỉnh thụ lý điều tra 833 vụ án, 876 bị can. Đã kết luận điều tra chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 455 vụ, 643 bị can; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt tỷ lệ 94,98%. Điều tra, khám phá 591/691 vụ tội phạm, gồm 923 đối tượng, đạt tỷ lệ 85,53%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 100% (53/53 vụ) vượt chỉ tiêu do Bộ Công an đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục