(HBĐT) - Năm 2017, bám sát các kế hoạch của Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), UBND tỉnh đã kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện, giao Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể hữu quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai trên địa bàn.


Nhân dân xóm Chum Nưa, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) tham dự buổi tuyên truyền, trợ giúp pháp lý tại cơ sở.

Toàn tỉnh đã tổ chức 2.262 hội nghị (quy mô từ cấp tỉnh đến cấp xã) tuyên truyền pháp luật cho hơn 170.059 lượt người về các nội dung: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hoà giải ở cơ sở, Luật Giao thông đường bộ...

Nhiều sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện công tác PBGDPL. Điển hình như Sở Tư pháp tổ chức 15 lớp tập huấn kiến thức pháp luật và tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, công chức, nhân dân, học sinh các xã Hưng Thi, Đồng Môn (huyện Lạc Thủy), Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu), Mường Chiềng, Đồng Nghê (huyện Đà Bắc). Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn pháp luật lao động cho 100 lượt người, cấp phát 16.500 tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa tuyên truyền pháp luật lao động đến các đối tượng. Sở Công thương tổ chức 13 lớp bồi dưỡng, tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực công Thương cho 1.260 cán bộ, công chức, viên chức trong ngành... Các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Tỉnh Đoàn tổ chức được 244 cuộc tập huấn, tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý, đối thoại pháp luật cho gần 51.000 lượt hội viên, đoàn viên và nhân dân.

UBND các huyện, thành phố đã tổ chức 1.507 cuộc tuyên truyền, PBGDPL cho hàng trăm ngàn lượt cán bộ, nhân dân tại cơ sở. Các đơn vị tổ chức được nhiều đợt tuyên truyền pháp luật là UBND các huyện: Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Mai Châu , Đà Bắc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình.

Đáng chú ý, trong năm 2017, nội dung tuyên truyền pháp luật tại các địa phương, đơn vị luôn bám sát định hướng của UBND tỉnh và bộ chủ quản của từng ngành, đi sâu tuyên truyền các văn bản pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung; những văn bản pháp luật dư luận xã hội quan tâm hoặc tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân; các văn bản pháp luật liên quan đến các quyền dân sự, chính trị của người dân, các quy định của pháp luật về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quán triệt, triển khai kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc chuyên môn của ngành và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Một loạt bộ luật, luật mới được ban hành trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, tố tụng hành chính, tín ngưỡng tôn giáo, trẻ em, du lịch, bán đấu giá tài sản… đã được triển khai tập huấn chuyên sâu đến cán bộ, nhân dân, vừa góp phần nâng cao hiểu biết, luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, vừa tạo hiệu ứng tuyên truyền tốt trong cộng đồng.

Năm 2017 cũng là năm Sở Tư pháp phối hợp với Bộ Tư pháp và một số cơ quan Trung ương trong tham mưu và tổ chức nhiều hoạt động tập huấn pháp luật tại địa bàn tỉnh như: phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao giúp UBND tỉnh tổ chức thành công hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật Tố tụng hành chính cho 250 đại biểu; phối hợp với các Cục, Vụ của Bộ Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn pháp luật chuyên đề về quản lý đất đai cho cán bộ làm công tác pháp chế các sở, ngành và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tập huấn, đối thoại chính sách về hình sự cho đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn; tập huấn nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong toàn tỉnh; thực hiện mô hình điểm xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Hợp Kim và xã Hạ Bì (huyện Kim Bôi).

Với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, công tác PBGDPL đã thu được nhiều kết quả tốt, nâng cao văn hóa pháp lý và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, vì hạnh phúc và bình yên cho mọi người, mọi nhà.

Mai Huệ
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Điều tra, khám phá án đạt tỷ lệ 85,53%

(HBĐT) - Trong năm 2017, Cơ quan điều tra trên toàn tỉnh thụ lý điều tra 833 vụ án, 876 bị can. Đã kết luận điều tra chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 455 vụ, 643 bị can; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt tỷ lệ 94,98%. Điều tra, khám phá 591/691 vụ tội phạm, gồm 923 đối tượng, đạt tỷ lệ 85,53%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 100% (53/53 vụ) vượt chỉ tiêu do Bộ Công an đề ra.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

(HBĐT) - Bà Bùi Thu Hoài (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?

Quy định về xử lý thu hồi dự án bất động sản

(HBĐT) - Ông Nguyễn Thành Long (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết các dự án bất động sản bị thu hồi xử lý như thế nào?

TP Hòa Bình thanh tra phát hiện sai phạm trên 250 triệu đồng

(HBĐT) - Năm 2017, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình chỉ đạo ngành chức năng triển khai thực hiện 7 cuộc thanh tra KT-XH, đạt 100% kế hoạch.

Ngành Kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát 1.302 tin báo, tố giác tội phạm

(HBĐT) - Năm 2017, VKSND hai cấp trong tỉnh thực hành quyền công tố và kiểm sát 1.302 tin báo, tố giác tội phạm. Thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 789 vụ án hình sự với 885 bị can.

Thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính - nhiều bất cập cần tháo gỡ

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), năm 2017, các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức triển khai thi hành Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục