(HBĐT) - Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 (thay thế Luật TGPL năm 2006). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

Luật TGPL quy định: Tổ chức thực hiện TGPL gồm: Trung tâm TGPL Nhà nước và tổ chức tham gia TGPL. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện TGPL tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Trung tâm TGPL Nhà nước: Trung tâm TGPL Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do UBND cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm TGPL Nhà nước có thể có chi nhánh. 

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm TGPL Nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm TGPL Nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL. Trung tâm TGPL Nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm TGPL Nhà nước. 

Tổ chức tham gia TGPL: Tổ chức tham gia TGPL bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL và tổ chức đăng ký tham gia TGPL. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này. Tổ chức đăng ký tham gia TGPL gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật TGPL.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện TGPL được Luật TGPL năm 2017 quy định tại Điều 18. Theo đó, người thực hiện TGPL có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Thực hiện TGPL: Điều này khẳng định người thực hiện TGPL cần phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chính mình. Đây là nghĩa vụ của người thực hiện TGPL góp phần đưa công tác TGPL đi đúng trọng tâm, bản chất của TGPL, không chồng lấn sang các dịch vụ pháp lý khác.

- Được bảo đảm thực hiện TGPL độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật. Quy định này nhằm bảo đảm cho hoạt động TGPL của người thực hiện TGPL được thuận lợi, đồng thời thực hiện nguyên tắc độc lập trong quá trình thực hiện các hoạt động tác nghiệp đã quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật TGPL năm 2017.

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện TGPL theo quy định của Luật TGPL và theo pháp luật về tố tụng để bảo đảm vụ việc TGPL được thực hiện một cách chất lượng, tránh những yếu tố ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ TGPL, nhằm bảo đảm người thực hiện TGPL được cập nhật kiến thức pháp luật nói chung cũng như kiến thức, kỹ năng về TGPL nói riêng.

- Bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL: Quy định này nhằm tăng cường trách nhiệm của người thực hiện TGPL trong việc thực hiện TGPL, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động TGPL: Nguyên tắc hoạt động TGPL được quy định đầy đủ ở Điều 3, Luật TGPL năm 2017 gồm: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp TGPL; kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL; không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được TGPL.

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện TGPL, gồm: Nội quy tại tổ chức thực hiện TGPL, cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác mà người thực hiện TGPL cung cấp dịch vụ tại đó.

- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện TGPL đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của người thực hiện TGPL trong quá trình thực hiện TGPL nói chung, đồng thời phù hợp với pháp luật về viên chức.

Ngoài những quyền nói chung của người thực hiện TGPL được quy định tại Khoản 1, Điều 18, Luật TGPL năm 2017, trợ giúp viên pháp lý còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ TGPL: Đây là nghĩa vụ nhưng cũng là một trong những giải pháp để nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.


Minh Phượng 
(Sở Tư pháp - TH)

Các tin khác


Thiếu tá Bùi Văn Hải - Trưởng Ban Quân khí giỏi cấp toàn quân

Những kinh nghiệm, kiến thức thực tế tích lũy trong quá trình công tác được Thiếu tá Bùi Văn Hải, Trưởng Ban Quân khí, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ CHQS) tỉnh mang đến hội thi Trưởng Ban Quân khí giỏi toàn quân năm 2023 đã giúp anh đoạt giải nhì tại hội thi.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập tại huyện Lạc Sơn và Đà Bắc

Trong 2 ngày 6 - 7/3, đoàn kiểm tra của Bộ CHQS tỉnh do đại tá Đinh Đình Trường, Phó Ban Thường trực Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ tại huyện Đà Bắc và Lạc Sơn.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Từ ngày 4 - 6/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các cơ quan, đơn vị. Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo luyện tập.

Huyện Yên Thủy ra quân huấn luyện năm 2024

Ngày 1/3, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Thủy tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên – Tiến lên giành 3 nhất”.

Ra quân huấn luyện và phát động thi đua cao điểm “Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”

Ngày 1/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”. Dự lễ có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh...

Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục