Thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược, vì xác định đây là địa bàn có vị trí vô cùng quan trọng về chiến lược, nếu ta giải phóng được, sẽ làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam.

Để bảo đảm chiến dịch chắc thắng, Bộ tư lệnh chiến dịch đã tiến hành công tác chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, chu đáo và quyết định chọn Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu-trận then chốt quyết định. Trận đánh này được coi là điển hình của nghệ thuật quân sự Việt Nam, trong đó, mưu kế điều khiển thế trận là nét nổi bật, góp phần vào thành công của chiến dịch.

Nghệ thuật điều khiển thế trận trong trận then chốt
Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Hòa Bình trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Ngày 4-3-1975, Chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu. Từ ngày 4 đến 9-3, ta đã chỉ huy tổ chức nghi binh, tạo thế, triển khai lực lượng, chia cắt chiến dịch, tạo điều kiện đánh Buôn Ma Thuột. Đây là một vị trí xung yếu, nhưng do mắc mưu kế nghi binh của ta, nên địch dồn phần lớn lực lượng lên phía Bắc; phòng thủ của chúng ở đây mỏng hơn và có nhiều sơ hở. Sau thời gian nghi binh, khiến địch tin chắc ta sẽ đánh Plây-cu, ta quyết định nổ súng đánh cắt giao thông, chia cắt chiến dịch theo kế hoạch. Trong ngày mở đầu chiến dịch, ba con đường huyết mạch (19, 14, 21) tiếp tế cho Tây Nguyên của địch đã bị cắt hoàn toàn. Khi thấy địch vội vã dùng trực thăng đổ liên đoàn 21 biệt động quân từ Bắc Tây Nguyên xuống sân bay Hòa Bình và đưa tiểu đoàn này lên Buôn Hồ để bảo vệ Bắc Buôn Ma Thuột, ta đã sử dụng các đơn vị pháo binh tổ chức kiềm chế hai sân bay Cù Hanh, Hòa Bình; Sư đoàn 968 cắt Đường số 14 giữa Kon Tum và Pleiku và tiếp tục bắn phá vào hai thị xã này.

Tiếp tục kế hoạch cô lập Buôn Ma Thuột, ngày 9-3, Sư đoàn 10 nổ súng tiến công Đức Lập. Sau 6 ngày đêm chiến đấu, giai đoạn tạo thế của chiến dịch đã hoàn thành, Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị chia cắt từ mọi phía. Sau đó, ta tiếp tục đánh chiếm Thuần Mẫn, tiến công Đức Lập, nhưng địch vẫn chưa đoán được ý định tiến công vào Buôn Ma Thuột. Để bảo đảm chắc thắng, ta đã tập trung lực lượng lớn, gồm 12 trung đoàn bộ binh và binh chủng tham gia; triển khai tiến công trên 5 hướng: Sư đoàn 316 trên hướng bắc, nam và đông; Sư đoàn 10 tổ chức một mũi binh chủng hợp thành thọc sâu vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy; Trung đoàn 95B triển khai đánh vào ngã sáu.

Bị tiến công dồn dập từ nhiều hướng, địch co về phòng thủ tại căn cứ Sư đoàn 23 đồng thời sử dụng 79 lần chiếc máy bay ném bom vào đội hình tiến công của ta. Mục đích của địch lúc này là cố giữ địa bàn từ 2 đến 3 ngày để chúng tăng viện ứng cứu. Sau khi phân tích tình hình, chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm nhanh chóng đánh chiếm căn cứ Sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trước khi địch đưa lực lượng dự bị đến ứng cứu. Sáng sớm 11-3, ta nổ súng tiến công vào căn cứ sư đoàn 23 ngụy, sau 2 giờ hỏa lực chuẩn bị, bộ binh xe tăng ta từ 3 mũi tiến công, đến 11 giờ ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Trận then chốt quyết định mở đầu chiến dịch thắng lợi sau 32 giờ tiến công mãnh liệt, ta bắt sống toàn bộ chỉ huy của địch. Thắng lợi này đã tạo nên bước ngoặt chiến lược của cuộc chiến tranh, thúc đẩy nhanh quá trình tan rã và sụp đổ của chúng.



                             Theo QĐND

Các tin khác


Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(HBĐT) - Thời gian qua, Đảng bộ Quân sự TP Hòa Bình đã quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và cấp ủy cấp trên, triển khai toàn diện và có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP).

Bộ CHQS tỉnh triển khai kế hoạch thực hiện Cuộc vận động 50

(HBĐT) - Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông" (CVĐ 50) và triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông năm 2020.

Trang nghiêm, đúng luật, an toàn tuyệt đối

(HBĐT) - Lễ giao, nhận quân năm 2020 đã khép lại. Lễ giao quân năm nay được đánh giá là thành công trọn vẹn ở nhiều phương diện, bảo đảm yêu cầu trang nghiêm, tiết kiệm, an toàn tuyệt đối, đúng luật, là ngày hội tòng quân của các địa phương trong tỉnh.

Ban CHQS huyện Kỳ Sơn sáp nhập vào Ban CHQS Thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ - UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, Ngày 13/2 Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức Hội nghị công bố sáp nhập Ban CHQS huyện Kỳ Sơn vào Ban CHQS thành phố Hòa Bình theo Quyết định số 226 ngày 20/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tá Hà Tất Đạt, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.

Bàn giao chức danh Chính ủy Bộ CHQS tỉnh

(HBĐT) - Ngày 12/2, Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị bàn giao chức danh Chính ủy Bộ CHQS tỉnh. Dự hội nghị có Thiếu tướng Bùi Công Chức, UVTV Đảng ủy - Phó Chính ủy Quân khu 3 Chủ trì Hội nghị; Đại tá Hà Tất Đạt, TVTU tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; thủ trưởng các cơ quan Quân khu, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh.

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc tiếp bước cha anh lên đường nhập ngũ

(HBĐT) - "Tôi rất vinh dự được đứng trong hàng ngũ tuổi trẻ huyện Tân Lạc tiếp bước cha anh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thay mặt các tân binh nhập ngũ đợt này, tôi xin hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tích cực tu dưỡng, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành người chiến sỹ ưu tú trong hàng ngũ quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng…”. Từng lời nói vang lên dõng dạc, xúc động và tràn đầy quyết tâm của tân binh Bùi Đức Duyên - chiến sỹ được giao nhập ngũ về Lữ đoàn 144/ Bộ Tổng Tham mưu như nói thay tiếng lòng của 206 thanh niên ưu tú huyện Tân Lạc tham gia ngày hội tòng quân năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục