(HBĐT) - Trải suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xã Tú Lý (Đà Bắc) đã có những đóng góp nổi bật về sức người, sức của cho tiền tuyến. Giai đoạn hiện nay, Tú Lý vẫn là là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh và huyện về số thanh niên nhập ngũ.
Thế hệ thanh niên xã Tú Lý (Đà Bắc) luôn khắc ghi công lao, sự hy sinh xương máu của thế hệ cha anh trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Văn Tuyển, Bí thư Đảng ủy xã Tú Lý khẳng định: Góp sức cho tiền tuyến, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc đã trở thành khẩu hiệu hành động của mỗi người dân Tú Lý trong suốt 21 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhất là trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ giai đoạn 1965 - 1968. Nhớ lại thời kỳ đó, thương binh Xa Văn Mân ở xóm Riêng bồi hồi: Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ cùng ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, quân và dân Tú Lý đã tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Chúng tôi khi ấy là những thanh niên dù mới chỉ 17 tuổi nhưng đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ ra mặt trận.
Ở hậu phương, quân và dân Tú Lý tích cực xây dựng trận địa phòng không và luyện tập các phương án chiến đấu. Các chiến sỹ dân quân xã luôn chuẩn bị sẵn mỗi người 3 kg gạo, 1 ống muối, 1 dây thừng và vũ khí cá nhân để khi có lệnh tập trung có thể lên đường chiến đấu được ngay. Công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), phục vụ chiến đấu của quân và dân Tú Lý thường xuyên được chú trọng. Hơn 300 cán bộ, chiến sỹ dân quân ở 15 trung đội, tiểu đội được chỉnh huấn chính trị và huấn luyện các phương án chiến đấu, làm tốt công tác phòng không nhân dân, củng cố hầm hào vững chắc. Từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, quân và dân Tú Lý đã chủ động nắm bắt tình hình, SSCĐ khi có tình huống xảy ra. Điển hình như ngày 15/3/1966, trong khi đi làm đồng, tổ nữ du kích gồm 4 đồng chí đã phối hợp cùng các lực lượng trực tiếp chiến đấu, nổ súng bắn máy bay Mỹ khi chúng xâm phạm vùng trời. Ngày 15/4/1967, hơn 100 dân quân Tú Lý tham gia phối hợp với dân quân các xã bạn tổ chức vây bắt giặc lái Mỹ khi máy bay của chúng bị bắn rơi trên bầu trời Đà Bắc. Bước vào thời kỳ chiến tranh ác liệt, trong 12 ngày đêm chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972, cùng với quân và dân cả nước, xã Tú Lý huy động hơn 1.000 lượt người trực chiến bắn máy bay tại các trận địa phòng không, góp phần tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều lớp, làm cho quân thù khiếp sợ, không dám chủ quan bay thấp, chỉ dám cắt bom vội vã để nhanh chóng thoát khỏi lưới lửa phòng không dày đặc.
Với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Tú Lý đã có hơn 560 thanh niên lên đường nhập ngũ. Trở thành một trong những địa phương nhiều nhất tỉnh và huyện có số thanh niên lên đường ra mặt trận. Đặc biệt, trong năm 1972, Tú Lý có 36 thanh niên nhập ngũ, trong đó có 10 nữ thanh niên, vượt chỉ tiêu 72% quân số được giao. Cựu chiến binh Đinh Công Trạch, xóm Tình nhớ lại: Thời kỳ ấy, tầng lớp thanh niên chúng tôi rất hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ. Hầu như nhà nào cũng có người đi bộ đội. Thanh niên Tú Lý tham gia chiến đấu ở hầu khắp các chiến trường. Thậm chí, có cả những lá đơn tình nguyện nhập ngũ được viết bằng máu để thể hiện ý chí quyết tâm.
Kết thúc cuộc chiến, xã có 48 người con đã anh dũng hy sinh, 16 người để lại một phần xương máu lại chiến trường. Trong kháng chiến chống Mỹ, không chỉ góp sức người, Tú Lý còn tham gia chi viện hơn 50 tấn gạo, 15 tấn thực phẩm cho tiền tuyến. Với những thành tích đó, ngày 22/8/1998, Đảng bộ và nhân dân Tú Lý vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.
Phát huy truyền thống anh hùng, trong những năm qua, các thế hệ người dân Tú Lý ra sức thi đua học tập, lao động sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: Từ chỗ đời sống người dân còn nhiều khó khăn, bấp bênh, đến nay xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,65%, thu nhập bình quân đạt 32,5 triệu đồng/người/năm. Đời sống các gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ được quan tâm. Đến nay, 100% số hộ thương binh, liệt sỹ, cựu chiến binh đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của xã. Trong đó, có nhiều cựu chiến binh đã trở thành những điển hình về phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm, xã vẫn duy trì là địa phương có số thanh niên nhập ngũ nhiều nhất huyện, luôn có từ 17 - 18 thanh niên nhập ngũ.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Tại Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm, Bộ CHQS tỉnh vừa phối hợp với Trường Quân sự Quân khu 3 tổ chức lễ khai giảng lớp đào tạo sĩ quan dự bị (SQDB) khóa IX năm 2020.
(HBĐT) - Ngày 11/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị (QNDB) và phương tiện kỹ thuật (PTKT) năm 2020. Dự hội nghị có đại diện các đơn vị nhận nguồn động viên tại tỉnh, Ban CHQS các huyện, thành phố.
Thực hiện quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đầu năm 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên, mà hướng chiến lược chủ yếu là nam Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược, vì xác định đây là địa bàn có vị trí vô cùng quan trọng về chiến lược, nếu ta giải phóng được, sẽ làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam.
(HBĐT) - Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã quán triệt, triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận an ninh nhân dân (ANND) vững mạnh, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Giai đoạn 2009-2019, Hội đồng giáo dục QP-AN huyện Lạc Sơn đã hoàn thành công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng trên địa bàn. Cụ thể, bồi dưỡng, giáo dục cho 70 lượt đối tượng 2; 245 lượt đối tượng 3; hơn 14.000 lượt đối tượng 4; hơn 4.000 lượt đối tượng 5. Ngoài ra, huyện hoàn thành 100% chương trình giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên.