(HBĐT) - Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó, đợt tấn công thứ hai và thứ ba đã diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt. Một trong những trận đánh tốn nhiều công sức là trận chiến trên đồi A1. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Thuyết minh viên của Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên giới thiệu đến khách du lịch về những trận đánh quan trọng trên đồi A1 huyền thoại.

Đúng 17h ngày 30/3/1954, toàn mặt trận ầm vang tiếng súng tiến công của quân ta. Các ngọn đồi khu Đông mang tên C1, D1, D2, E1, A1, các trận địa pháo binh và các khu vực tập trung quân cơ động của quân Pháp mịt mùng khói đạn. Tuy đã có chuẩn bị, nhưng quân Pháp vẫn không kịp đối phó trong những phút đầu tiên. Sáng 31/3, tin tức loan đi, các cao điểm C1, D1, D2, E1 đã bị quân ta tiêu diệt. Cao điểm A1, cứ điểm quan trọng nhất của toàn bộ khu phòng ngự phía Đông của địch do 1 tiểu đoàn Lê dương đóng giữ vẫn còn. Trung đoàn 174 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chỉ huy đã bị thương nặng nhưng các chiến sỹ không lùi bước. Đến 21h, đột phá khẩu được mở, nhưng các mũi thọc sâu lại gặp khó khăn. Rạng sáng hôm sau, được pháo binh và xe tăng yểm hộ, địch đưa quân từ Mường Thanh ra phản kích, chiếm lại gần hết ngọn đồi. Quân ta chỉ còn giữ được mỏm thia lia, thấp hơn đỉnh đồi chừng 2m. Chiều hôm ấy, Trung đoàn 102 được lệnh ra quân thay thế Trung đoàn 174 tiếp tục tiến công lần thứ hai nhằm tiêu diệt cứ điểm A1.

Đêm 1/4, cuộc tiến công lần thứ 3 vào cứ điểm A1 bắt đầu, lần này hoàn toàn do Trung đoàn 102 đảm trách, với sự chi viện của pháo binh mặt trận. Bộ đội chiến đấu vô cùng anh dũng, nhưng địa hình không biết, cửa hầm ngầm không phát hiện được, quân Pháp lại phản kích ồ ạt nên không sao dứt điểm. Hai hôm sau, quân ta và quân Pháp vẫn giành nhau từng tấc đất, nổi bật lên nhiều tấm gương anh hùng như: Trung đoàn trưởng Hùng Sinh gan dạ, bình tĩnh trực tiếp chiến đấu cùng với chiến sỹ đánh lui nhiều đợt phản kích của quân Pháp; chiến sỹ điện thanh Chu Văn Mùi lẻ loi một mình trên đỉnh đồi, không một hạt cơm vào bụng, vẫn tiếp tục vừa đánh địch, bảo vệ thương binh, vừa dùng máy điện thanh chỉ mục tiêu cho pháo ta diệt địch. Lúc được lệnh Bộ Chỉ huy mặt trận bàn giao nhiệm vụ lại cho Đại đoàn 316, Trung đoàn 102 chỉ còn lưa thưa vài đại đội không nguyên vẹn.

Cuối tháng 4, quân ta bắn rơi 1 chiếc máy bay của quân Pháp. Khi máy bay rơi, bên trong vẫn còn nguyên trái bom 1 tấn chưa kịp thả. Công binh đã tháo ngòi quả bom, lấy thuốc nổ. Ta bắt đầu triển khai việc đào đường hầm để đưa thuốc nổ vào đặt dưới chân hầm ngầm của địch trên đồi A1. Khối thuốc nổ nặng 1 tấn được đưa vào hầm chính là toàn bộ thuốc nổ được lấy từ quả bom ta đã thu được. Trong đợt tiến công lần thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 1 - 7/5/1954), thì ngày 6/5 có ý nghĩa quyết định. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh tiến công chung cho những trận đánh trong ngày này.

Đúng 20h30', một tiếng nổ trầm, không phải như chúng ta chờ đợi. Quay đầu nhìn lại trên đồi A1 có một đám khói lớn đang phất lên. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quay điện thoại liên lạc với công binh để kiểm tra lần cuối nhưng điện thoại lại bị đứt. Ông lập tức ra lệnh cho pháo của Trung đoàn nổ súng bắn chế áp mạnh trong vòng 15 phút rồi bộ binh xung phong. Ở phía Đông Nam, hướng tiến công chủ yếu, Tiểu đoàn 249, do Tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe chỉ huy chia thành 2 cánh tiến lên đồi hình thành thế bao vây quân địch. Phía Tây Nam, Tiểu đoàn trưởng Dũng Chi đưa Tiểu đoàn 251 tiến theo giao thông hào mới đào trên mặt ruộng ven đường 41, thọc một mũi dùi cắt rời A1 khỏi Mường Thanh.

Quá nửa đêm, Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của Tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội ta chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của địch. Sau khi tiêu diệt được vị trí "Cây đa cụt", Tiểu đoàn trưởng 251 Dũng Chi quyết định đưa một lực lượng xuống uy hiếp A3, đồng thời tổ chức một mũi đánh lên đỉnh đồi dồn quân địch ở A1 vào thế giữa hai gọng kìm. Trong đêm, cũng ở phía Đông, Trung đoàn 165 của Đại đoàn 312 đã tiêu diệt 506 (Eliane 10), cứ điểm rất quan trọng nằm bên đường 41 chạy tới Sở chỉ huy của Đờ Cát-xtơ-ri. Ở phía Tây, Trung đoàn 102 của Đại đoàn 308 chiếm xong cứ điểm 311 (Hugaette F), đưa trận địa tiến công của Đại đoàn vào chỉ còn cách Sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri 300 m. Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ CHQS tỉnh nhấn mạnh: "Chiến thắng lẫy lừng của bộ đội ta tại Điện Biên Phủ chính là bài học quý giá về tinh thần chiến đấu anh dũng, truyền thống anh hùng của quân đội ta đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh. Do đó, mỗi cán bộ, chiến sỹ cần phát huy hết năng lực, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, xứng đáng là lực lượng mang tên "Bộ đội Cụ Hồ”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy, điểm tựa xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân

(HBĐT) - Ra đời và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang cách mạng của Đảng, trải qua 76 năm (16/8/1947 - 16/8/2023), dưới sự lãnh đạo của Đảng, LLVT tỉnh luôn được giáo dục về lý tưởng cách mạng, tinh thần đoàn kết và đức hy sinh cao cả, từng bước trưởng thành, lớn mạnh. LLVT tỉnh sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân giao phó.

Lớp tập huấn cán bộ Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Lào tọa đàm trao đổi kinh nghiệm tại Bộ CHQS tỉnh 

(HBĐT) - Đoàn lớp tập huấn nghiên cứu chiến lược quốc phòng cán bộ Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng Lào đang tập huấn tại Viện Chiến lược quốc phòng nước ta do Thiếu tướng Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng làm trưởng đoàn vừa thăm và tọa đàm trao đổi kinh nghiệm tại Bộ CHQS tỉnh.

Lực lượng vũ trang huyện Lạc Thủy: Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

(HBĐT) - hát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, "Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc, những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Lạc Thủy luôn quan tâm, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội (HPQĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ và các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, tăng cường tình đoàn kết quân dân, giữ vững niềm tin của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương.

Bộ CHQS tỉnh: Phát động đợt thi đua cao điểm 78 ngày đêm hành động kiểu mẫu

(HBĐT) - Ngày 14/7, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 78 ngày đêm hành động kiểu mẫu với chủ đề "Đoàn kết, hiệp đồng, kỷ cương, quyết thắng”, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 3; diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến đập hồ thủy điện Hòa Bình; diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên, 1 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa; diễn tập khu vực phòng thủ huyện Kim Bôi, Yên Thủy; Sở Tài chính diễn tập bảo đảm tác chiến khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023 và chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 3 (31/10/1945 - 31/10/2023).

139 tập thể, cá nhân lực lượng vũ trang tỉnh được các cấp biểu dương, khen thưởng

(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng năm 2023 và hưởng ứng đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã hưởng ứng, cụ thể hóa bằng nhiều hành động cụ thể, thiết thực, thi đua sôi nổi, qua đó đã đạt được nhiều thành tích quan trọng.

Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”

(HBĐT) - Từng có thời điểm thường bị xếp ở những vị trí, thứ hạng thấp trong các phong trào thi đua (PTTĐ) của lực lượng vũ trang tỉnh (LLVT) tỉnh. Tuy nhiên, với sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các PTTĐ, LLVT huyện Cao Phong đã từng bước vươn lên, phấn đấu xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, "mẫu mực, tiêu biểu” đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục