(HBĐT) - Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đi vào lịch sử như một bản hùng ca chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những địa danh: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam… mãi là những mốc son cho tinh thần, ý chí đấu tranh kiên cường trên con đường đi tới tự do, độc lập của Nhân dân ta. 68 năm đã trôi qua nhưng ký ức về cuộc chiến với chiến dịch "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" và tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ như vẫn còn nguyên sức sống.


Phát huy truyền thống, thanh niên ưu tú huyện Lạc Thuỷ nô nức lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022.

Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự

Thung lũng lòng chảo Mường Thanh ngày nào nay đã trở thành phố thị khang trang, hiện đại. Từ trên đỉnh đồi D1 nhìn xuống, những vết tích của quả bộc phá nặng gần 1 tấn vẫn hằn sâu trên đồi A1, xa hơn chút nữa là hầm trú ẩn nơi tướng De Castries vẫy cờ trắng xin hàng vẫn còn đó. Cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi bắt đầu triển khai Kế hoạch Navarre, phát hiện sự di chuyển của quân ta lên hướng Tây Bắc, tướng Henri Navarre đã quyết định tăng cường lực lượng và xây dựng Điện Biện Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Đây được coi như "cái bàn xoay" có thể xoay đi 4 phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc, đồng thời là "cái chìa khóa" để bảo vệ Thượng Lào, từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được thực dân Pháp xây dựng gồm 49 cứ điểm, tổ chức thành 8 cụm, bố phòng chặt chẽ với hơn 16.000 quân. Trong đó có nhiều đơn vị tinh nhuệ, trang bị phương tiện, vũ khí mới, hỏa lực mạnh. Đây được xem là một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương, một pháo đài được mệnh danh là bất khả xâm phạm.

Dựa trên tình hình thực tế, bộ chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tổng tư lệnh mặt trận đã thực hiện phương châm tác chiến "đánh nhanh, thắng nhanh" trong 3 đêm 2 ngày. Kế hoạch tác chiến được phổ biến tới các đơn vị ngoài mặt trận, dự kiến ngày nổ súng là 25/1/1954. Mọi công tác được chuẩn bị kỹ lưỡng, pháo đã kéo vào trận địa trong tư thế sẵn sàng, chỉ chờ mệnh lệnh. Đa số mọi người đều nhất trí, đồng thuận theo phương án này nhằm giải quyết vấn đề tiếp tế hậu cần trong điều kiện Điện Biên Phủ quá xa hậu phương. Mặt khác, nếu thời gian chuẩn bị dài, địch sẽ tăng thêm quân, tập đoàn cứ điểm ngày càng mạnh sẽ làm ta mất cơ hội tiêu diệt địch. Song, chỉ 10 tiếng trước khi mở màn chiến dịch, ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định mang tính chiến lược: Chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Sau gần 3 tháng "hoãn binh", ngày 13/3/ 1954, ta đã giành chiến thắng mở màn ở cụm cứ điểm Him Lam. Đây là bàn đạp quan trọng, vừa động viên tinh thần bộ đội, vừa khẳng định một bước tiến mới của quân đội Việt Nam. Ta đã thực hiện được việc không tưởng khi đào được đường hầm ngầm trên đồi A1 từ vị trí của ta đến gần hầm chỉ huy cứ điểm của Pháp, đặt khối thuốc nổ khổng lồ để tiêu diệt lô cốt quan trọng này. Tối 6/5/1954, khối bộc phá 960 kg nổ trên đồi A1 báo hiệu ngày tàn của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954, sau khi khai thông chốt chặn A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không còn sự kháng cự, De Castries cùng bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng. Lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" tung bay trên nóc hầm De Castries. Giây phút này cũng đánh dấu việc toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, kết thúc cuộc chiến gian khổ ác liệt trong tư thế của người chiến thắng.

Lực lượng vũ trang tỉnh viết tiếp bản hùng ca

Tiếp bước cha anh đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn phát huy tốt truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh, đủ sức đáp ứng và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hàng năm, thanh niên trong tỉnh nô nức tòng quân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tỉnh luôn hoàn thành tốt công tác tuyển quân, đảm bảo về chất lượng, số lượng, được cấp trên đánh giá cao. Các đối tượng lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên được tổ chức biên chế, bổ sung và thực hiện huấn luyện hàng năm theo kế hoạch của Bộ CHQS tỉnh. Các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ. Quá trình huấn luyện được đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng huấn luyện nâng cao trình độ của chỉ huy cơ quan. Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng theo đúng phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc" sát với nhiệm vụ, địa bàn.

Đại tá Quách Đăng Phú, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh cho biết: "Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã lãnh đạo hoàn thành chương trình giáo dục chính trị, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng theo kế hoạch hàng năm. Thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng gắn với các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, các cuộc vận động lớn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, 100% CB, CS LLVT tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, "tiêu biểu, mẫu mực".


Gia Khánh

Các tin khác


LLVT huyện Mai Châu: Đảm bảo công tác quốc phòng - quân sự địa phương

(HBĐT) - Thời gian qua, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng dưới sự quán triệt, triển khai nội dung kế hoạch năm của cấp ủy, chỉ huy đơn vị. Trên từng mặt công tác đều được cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, nhất là trong công tác huấn luyện, giáo dục chính trị, tạo tâm thế sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Trợ cấp bình quân 2,3 triệu đồng/chiến sỹ

(HBĐT) - Nhằm chăm lo tốt hơn đời sống của cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh, trong quý I năm 2022, ngoài chế độ, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc Phòng, các đơn vị còn trích quỹ vốn tăng gia sản xuất để trợ cấp thêm cho cán bộ, chiến sỹ với mức trợ cấp bình quân trên 2,3 triệu đồng/người.

Tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dự bị động viên đạt 13,4%

(HBĐT) - Lực lượng dự bị động viên đã được đăng ký, quản lý chặt chẽ về số lượng, nắm chắc về chất lượng. Quân số đã sắp xếp vào các đơn vị thường xuyên được rà soát, kịp thời miễn nhiệm, bổ nhiệm, sắp xếp ổn định tổ chức, biên chế các đơn vị dự bị động viên; chất lượng chính trị được nâng lên rõ rệt với tỷ lệ đảng viên đạt 13,4%.

Ban CHQS TP Hòa Bình:Chi trả chế độ, chính sách cho 61 đối tượng

(HBĐT) - Quý I/2022, Ban CHQS TP Hòa Bình đã thực hiện tốt chế độ, chính sách cho các đối tượng theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Một số chế độ, chính sách đối với dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế” và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về "Thực hiện chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Bộ CHQS tỉnh: Đối thoại dân chủ với cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 25/4, đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh do Đại tá Quách Đăng Phú, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn cùng các cơ quan chức năng đã tổ chức sinh hoạt đối thoại với cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS TP Hòa Bình.

Huyện Mai Châu: 131 chiến sỹ được huấn luyện tự vệ năm 2022

(HBĐT) - Sáng 18/4, Ban CHQS cơ quan UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ khai mạc huấn luyện lực lượng tự vệ năm 2022 cho 131 chiến sỹ tại các đơn vị tự vệ thuộc Huyện ủy, UBND huyện Mai Châu và các đơn vị tự vệ doanh nghiệp trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục