Nhiều bà con lên tham gia hái hoa dân chủ, trả lời các câu hỏi về BHYT.
(HBĐT) - Tối ngày 19/10, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) phối hợp với UBND xã Thống Nhất tổ chức đêm giao lưu văn nghệ lồng ghép truyền thông về bảo hiểm y tế.
Với mục đích nhằm giúp bà con hiểu thêm về ý nghĩa, quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia BHYT, tại đêm giao lưu, sau khi thưởng thức các tiết mục văn nghệ bà con nhân dân được tham gia trò chơi hái hoa dân chủ, trả lời các câu hỏi về BHYT. Nhiều thắc mắc của bà con liên quan đến vấn đề chuyển tuyến, quyền lợi được hưởng khi đi khám, chữa bệnh; chế độ khi mua BHYT theo hộ gia đình... đã được ban tổ chức trực tiếp giải đáp.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội, là giải pháp tài chính bền vững trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. BHYT nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người dân được tiếp cận các dịnh vụ y tế. Để giúp người dân vơi đi gánh nặng khi tham gia khám chữa bệnh, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách về BHYT. Đây là một chính sách xã hội lớn, mang ý nghĩa nhân đạo có tính cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thùy Dung (Trung tâm TTGDSK)
(HBĐT) - Ngày 22/8, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm sau khi có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm số 12/2013/HSST ngày 31/5/2013 của TAND huyện Yên Thủy của bị cáo Bùi Văn Tiến (sinh năm 1985), trú tại xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy).
(HBĐT) - Từng bị TAND quận Hà Đông (Hà Nội) xử phạt 10 tháng tù về tội “môi giới mại dâm” nhưng Lê Thị Đằm (sinh năm 1977, trú tại Tân Tiến, Thanh Hà, Hải Dương) vẫn không lấy đó làm bài học cho mình để tu tỉnh làm ăn chân chính.
(HBĐT) - Ngày 21/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/ 12/ 2008 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2013 với một số nội dung mới về BHTN mà người lao động (NLĐ) cần biết để bảo vệ quyền lợi cho mình và thuận lợi hơn khi đăng ký BHTN.
(HBĐT) - Anh Đinh Văn Thành (Tân Lạc) hỏi: Gia đình tôi có một ngôi nhà và một khu vườn rộng 700 m2 của ông bà nội tôi để lại. Do bố mẹ tôi đi làm ăn xa và sống ở địa phương khác nên phải nhờ người anh con bác đến ở trông coi. Hàng năm, chúng tôi gửi tiền về cho anh ấy lo việc giỗ chạp. Nay, do đất đai và nhà cổ có giá nên anh ấy có ý định chiếm đoạt, tìm mọi cách làm sổ đỏ mang tên mình. Nếu anh ấy bán bất động sản này, tôi có thể kiện, ngăn cản được không? Chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng bất động sản này là của ông bà tôi để lại chứ không phải của anh ấy. Mong tòa soạn giải đáp giúp?
(HBĐT)) - Ông Bùi Văn Đính (Lương Sơn) hỏi: Tôi có căn nhà đang cho thuê với hợp đồng cho thuê 3 năm, bên thuê trả tiền thuê hàng năm. Nay còn hơn 1 năm nữa mới hết hạn hợp đồng nhưng vì cần tiền gấp nên tôi muốn bán nhà này đi. Tôi đã trao đổi bên thuê nhà cho thanh lý hợp đồng để tôi bán nhà nhưng bên thuê không đồng ý. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có thể bán nhà không?
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Nịnh, trú tại thôn Liên Khuê, xã Liên Sơn (Lương Sơn) trình bày về việc: năm 2011, con trai bà là Nguyễn Văn Hưởng, 20 tuổi đi làm ăn tại xã Hợp Hòa (Lương Sơn) bị Hoàng Văn Đức ở xã Hợp Hòa (Lương Sơn) đánh chết.