(HBĐT) - Đường làng Đặm chưa có đèn nhưng ổ gà lại nhiều vố số. Tháng Chạp này, xe chở gỗ đi qua nhiều hơn, đường lồi lõm hơn, giữa cái thời con gái khó hiểu thế này đêm hôm Hạo biết tìm vợ ở đâu?

Đang thập thững trong hoài niệm thì phía cuối đường lóe lên một ánh đèn xe máy. Đèn pha gì mà sáng thế cứ rọi thẳng vào mặt làm Hạo phát bực. Ánh đèn pha cứ chao đảo, chiếc xe đến gần thì lạng sát vào Hạo rồi đổ đánh rầm. 

Con bé Lan, con chị gái Hạo mới biết đếm từ 1 đến 100 thì quả quyết, từ nãy đến giờ ông ngoại đã hỏi 100 lần cái câu "thế này là thế nào?”. Hạo thì quả quyết là do con, là con quá chén, là may có cô ấy đưa về. Hai ông bà thắc thỏm cả đêm. Quái lạ, thằng này xỉn mà sao tỉnh thế, còn đứa con gái này dìu con ông về thì như tàu lá héo. 

Giả vờ nằm đắp chăn trong buồng mà tim Hạo vẫn đập như trống ngũ liên. Chẳng còn cách nào, chả nhẽ lại đưa cô ta đến phòng bảo vệ nhà trường hay đưa sang đội dân phòng, Hạo đánh liều đưa về nhà để mẹ anh trông nom. Anh tự nhận là mình uống, mình nôn…

Bẵng đi vài hôm, bỗng Hạo thấy bố mẹ và nhiều gia đình trong xóm bắt đầu xôn xao. Cây cối đang xanh mướt là thế, những thùy lá cam bắt đầu vàng, rồi vàng đến gân lá. Lá rụng từ gốc rụng lên, gió thổi bay xao xác, nhịp tim, huyết áp của mấy ông bà già cũng nhảy nhót theo. Ông Nhiên mất ngủ, gầy xọp đi, huyết áp lên, đầu óc quay cuồng… căn nhà như trầm hẳn xuống, chẳng còn ai lo đẩy anh ra đường lúc thời sự nữa. 

Cái ti vi 75 inh của Hạo vừa được bê vào đến cổng thì cả làng Đặm cũng nhao lên cái tin thầy giáo Hạo sắm ti vi để lấy vợ. Ông Quyền, hiệu phó từng  bảo, ở vào tuổi của Hạo, giờ có sắm cái giẻ rửa bát người ta cũng nghĩ là để chuẩn bị lấy vợ. Vợ chồng ông bà Nhiên bỗng tỉnh táo hẳn nhưng là ngơ ngác rên rỉ. Cả mấy trăm gốc cam đang nhiễm bệnh chưa chữa trị, giờ thằng con rước cái ti vi gần ba mươi triệu về ngắm gái đẹp thì bao giờ mới có giống má cho ông yên tâm.

Từ ngày có cái ti vi, ông trưởng xóm hay sang xem. Chẳng biết mày mò học hỏi thế nào, một sớm, vừa tỉnh giấc, Hạo đã nghe tiếng ông trưởng xóm oang oang. 

- Yên tâm nhé, tôi đã tìm được thầy thợ rồi, đảm bảo chữa khỏi vàng lá. Biết đâu nhà ông bà từ nay tin vui lại tới tấp.

Lời qua lời lại một lúc thì ra là ông đã hỏi thăm được trong số cán bộ xã, nghe đâu có một người mới về công tác tuy không phải là kĩ sư qua trường lớp đào tạo nào nhưng lại là con nhà vùng trồng cam có tiếng mà truyền hình tỉnh hay giới thiệu. Mai kia sẽ đến giúp cái làng Đặm này trị bệnh vàng lá. 

Một ngày, hai ngay, bẵng đi mấy hôm, thi thoảng nghe người qua người lại xôn xao lắm, toàn là khen ngợi người nào đó bày cách chữa bệnh. Mãi rồi mới thấy có hai anh chàng mặt bảnh chọe, ngơ ngác đến chụp hình những gốc cam của nhà anh rồi bặt tăm. "Thời buổi công nghệ”- Hạo vừa và miếng cơm vừa an ủi bố mẹ thế?

- Ôi giời - ngồi đấy mà công với chả nghệ, chả lẽ các anh chữa bệnh qua công nghệ hả. Mà cái con bé bữa trước đưa anh về là như thế nào? Anh trình bày lại cho tôi nghe.

- Bố mẹ buồn cười nhỉ? cái gì muốn nhanh cũng phải từ từ, đến lúc con cưới vợ thì lại cuống quýt lên, chả đâu vào với đâu cả.

Chiều hôm ấy, vừa ra đến cổng trường, Hạo giật mình bởi giọng con gái: "Anh ơi em đây mà”. Cổng trường vốn mở rộng là thế mà lúc ấy bỗng tắc nghẽn. Đồng nghiệp, học trò, phụ huynh đi đón con đều ngẩn người ra không hiểu hôm nay từ trường trái đất liệu có lớn quá không? Hạo bỗng run, còn cô gái thì cứ bô bô: 

- Hôm đấy may mà có anh, nhưng anh cứu em thật à?

- Tại tôi thấy cô say sỉn lại cầu cứu như người bị truy sát - Hạo giải thích.

- Úi, không phải, em làm gì ai đâu mà phải chạy, là em trốn rượu đấy. Mới đến đây, hội cùng làm rủ nhậu một bữa mà chúng nó uống dã man quá, em không chạy là không có đường về ấy chứ… 

Nói rồi, như thấy cái việc rượu chè nó sao sao ấy, cô gái bẽn lẽn lườm Hạo vẻ trách móc:

- Tên em là Bích, cô cô cái gì?

Cái vẻ bướng bỉnh, trách móc ấy, sao tự dưng Hạo thấy nó ngọt thế chứ. Hạo chưa biết cái đồi cam nhà anh đến lúc thu hoạch quả có ngọt được thế không? Chỉ biết là giá mình cứ làm gì để được trách thêm nữa thì thích thật. Đang mông lung nghĩ, Bích lại làm anh giật thót.

- Anh dẫn em về nhà anh đi, giới thiệu với bố mẹ anh, chứ em không dám đi một mình.

Đám phụ huynh như vỡ òa. "Sao thầy Hạo kín thế?”. Có người chắc nhẩm: Hay tay này đã "úp sọt” được con gái nhà người ta, giờ chỉ còn dắt mũi cả trâu, cả nghé về cũng nên… 

Như một cậu học trò có lỗi. Hạo lúc này bỗng thấy ngại bước vào nhà mình. Bích được thể túm áo anh:

- Này, thế không định dẫn em vào à. Nghĩ gì đấy? À, không tin em chứ gì? Được thôi, em sẽ cho biết tay.

Ông bà Nhiên thở phào nhẹ nhõm. Hóa ra hai cậu bạn kia đã được Bích cử đến thu thập thông tin, hình ảnh. Vậy là cô chuyên gia chữa bệnh cho các nhà đây rồi. Con nhà trồng cam chính hiệu, năng nổ tháo vát thật. Rồi bỗng nhiên, như nhận ra khuôn mặt Bích, chẳng ai bảo ai, hai ông bà cùng tủm tỉm và liếc ra sân nơi Hạo đang lúi húi rửa xe máy. Cái thằng… thế mà giỏi. 

- Anh Hạo, em đã trao đổi với bố mẹ anh rồi nhé. Chẳng qua ngại cái vụ say xỉn hôm nọ, em mới cần anh dẫn về, cả xóm còn mỗi đồi nhà anh… 

Hạo bỗng như người vừa tỉnh một giấc mơ. Rồi anh bỗng nghĩ, giá mà mình có một cô vợ sắp cưới để đưa về như thế nhỉ. Đang mơ màng, bỗng nghe Bích gọi giật giọng:

- Ơ cái anh này, anh nghĩ cái gì thế? Không định đưa em về nhà à?  Hay muốn em ở đây luôn?

Lần này thì Hạo lén nhìn, thấy Bích thật xinh. Hơi ngăm đen nhưng nét và duyên. Cái sống mũi cao, thanh tú và thông minh, đôi môi gọn gàng và tươi tắn hiền hậu. 

Về đến cổng nhà mình. Bích nhảy xuống, túm lấy tay áo Hạo:
- Thế tiền công chữa bệnh vườn cam anh tính sao?


- Ơ, thế tôi tưởng bố mẹ tôi đã nói chuyện với cô...

- Ông tôi gì? Hai bác bảo anh đem tiền mua ti vi hết rồi. Giờ cứ bảo anh lấy công đổi công là được.

- Công đổi công là như thế nào? Tôi không hiểu - Hạo phân trần.

 - Là từ nay, sáng ra anh đến đón em lên Ủy ban xã làm, trưa đón về, cấm không được bỏ bom.

- Thôi được, thế nhưng mà đưa đón cô đến khi nào thì xong?

- Nhanh thôi, đến lúc nào em có người yêu thì coi như anh hết nợ, được nghỉ…

Hạo phóng xe về trong gió xuân ấm áp, mạ đã lên xanh, anh thấy lòng phơi phới  một điều gì khó tả. 

Tháng Chạp này thật   lắm chuyện lạ, sự lạ nào hình như cũng có duyên…


Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

Các tin khác


Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục