Nhắc đến ĐT Hy Lạp là nhớ đến lối chơi phòng ngự phản công được gắn liền với nhãn mác “King Otto”. Đó cũng là điều mà người Hy Lạp tự hào nhất bởi nó gắn liền với những chiến công lịch sử của mảnh đất thần thoại này.
Trong chiến tranh thời cổ đại, người Hy Lạp nổi tiếng với rất nhiều đội hình chiến thuật mà nổi bật chính là Phalanx. Về cơ bản, đây là đội hình được bố trí chặt chẽ và có chiều sâu với những cây giáo có độ dài lên tới 5 mét. Nhưng để sức mạnh của Phalanx được phát huy tối đa cần sự đoàn kết, phối hợp ăn ý. Đó cũng là lý do tại sao người Hy Lạp hết sức tự hào với chiến công của thầy trò Otto Rehhagel tại EURO 2004, dù lối chơi phòng ngự phản công mà họ áp dụng bị chỉ trích rất nhiều.
Thất bại tại vòng loại World Cup 2006, gây thất vọng lớn tại EURO 2008, nhưng người Hy Lạp vẫn không thay đổi lối chơi vốn đã ngấm vào máu! Chính hậu vệ Spiropoulos thừa nhận: “Hy Lạp vẫn sẽ duy trì lối chơi như đã áp dụng trong nhiều năm qua. Những quả phạt trực tiếp, những tình huống đá phạt góc sẽ là vũ khí của chúng tôi”.
![]() |
ĐT Hy Lạp trở nên khó lường dưới sự dẫn dắt của King Otto - Ảnh: AFP |
Đó không phải là phát biểu quá bất ngờ, bởi nó đã được thể hiện rõ ràng, qua lối chơi của Hy Lạp thời gian qua. Suốt vòng loại World Cup 2010, đội bóng của “King Otto” chỉ để thủng lưới 10 bàn. Nhưng bóng dáng năm 2004 được Hy Lạp thể hiện rõ ràng nhất trong hai trận play-off với Ukraine, khi họ giành chiến thắng chung cuộc 1-0 với lối chơi chặt chẽ đến khó chịu. Rõ ràng, với một tập thể không có nhiều ngôi sao như Hy Lạp, thì lối chơi phòng ngự phản công mà Rehhagel áp dụng là cách tốt nhất để mang họ đến thành công.
Cũng phải thấy rằng, nếu EURO là niềm tự hào của người Hy Lạp (với kỳ tích vô địch năm 2004) thì World Cup lại hoàn toàn khác. Phải đến năm 1994, người Hy Lạp mới được tận hưởng không khí World Cup, nhưng đó lại là một kỷ niệm buồn, bởi ở 3 trận vòng bảng, họ không ghi được bàn nào nhưng để thủng lưới tới 10 lần.
Với đội hình 4-2-3-1, trong đó 2 tiền vệ trụ đá như những… hậu vệ thứ 5 và 6 luôn giúp Hy Lạp có đủ số người để hóa giải những pha bóng tấn công của đối phương. Nhưng mọi sơ đồ đều có điểm yếu. Cũng giống như đội hình Phalanx, lối chơi Hy Lạp kém sáng tạo, kém linh hoạt và không gây được nhiều bất ngờ. Trong khi đó, hàng thủ của họ cũng gặp khó khăn trước những đội bóng có lối chơi tốc độ và sử dụng những miếng đánh từ hai cánh. Điểm yếu đó đã bị phơi bày trong hai trận đấu gần nhất với CHDCND Triều Tiên (2-2) và Paraguay (0-2).
Nhưng xét cho cùng, “phòng ngự phản công” là chiếc ngai vàng duy nhất mà một chiến lược gia bảo thủ như Rehhagel đang sở hữu và chắc chắn “King Otto” sẽ chỉ chấp nhận từ bỏ nó khi… bại trận.
Theo Báo bóng đá
Ngay cả đội bóng mới xuống hạng như Portsmouth cũng có đến 8 cầu thủ góp mặt ở Nam Phi - nhiều như MU.
Các đội tuyển Nam Mỹ tỏ ra chiếm ưu thế trong việc ghi bàn từ các tình huống cố định bằng 6 pha lập công góp mặt trong danh sách bình chọn của Football Stars.
Người hâm mộ mỗi nước đều có cách riêng, độc đáo để biểu lộ tình cảm với các đội bóng yêu thích khi ngày hội bóng đá sắp diễn ra trên đất Nam Phi.
Cả 32 đội tuyển tại World Cup 2010 lần này đều đã đăng ký áo đấu chính và hầu hết đều không có thay đổi đáng chú ý nào về màu sắc so với truyền thống.
Đó là hai kỷ vật đã chứng kiến những thời khắc vinh quang nhất cũng như những phút giây đầy nước mắt trong làng bóng đá thế giới. Chúng là mục tiêu không chỉ tất cả các đội bóng đều hướng tới mà mọi kẻ đạo chích cũng đều thèm muốn...
Tiếp đón lượng khách du lịch đột biến trong một tháng World Cup, Nam Phi phải đối mặt với thách thức rất lớn về công tác đảm bảo trật tự, an ninh. Đây là nhiệm vụ khó khăn không dễ gì thực hiện. Dù vậy nước chủ nhà vẫn tỏ ra rất tự tin…