UBND thành phố Phan Thiết vừa có quyết định về việc tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Quan thánh Phan Thiết năm 2018. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 30/8 - 1/9 (20 - 22/7 Âm lịch) với phần lễ và phần hội gồm nhiều hoạt động gắn với văn hóa tín ngưỡng dân gian địa phương.


Lễ hội Nghinh Ông Quan thánh Phan Thiết theo thông lệ tổ chức 2 năm một lần (năm chẵn dương lịch) với mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian địa phương, có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an. Lễ hội diễn ra theo nghi thức truyền thống, trong đó có nghi thức Nghinh Ông xuất du qua các tuyến đường thành phố Phan Thiết với sự tham gia của hơn 1.000 người. Lễ hội hiện là lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến Phan Thiết - Bình Thuận đến với du khách trong, ngoài nước.

Theo kế hoạch, Lễ hội Nghinh Ông Quan thánh Phan Thiết năm 2018 gồm các hoạt động chính như: Lễ thỉnh Thánh mẫu; Lễ thỉnh kinh; Lễ khai kinh; Lễ Yết Quan thánh; Lễ chiêu vong; Lễ phóng đăng; Lễ hội hóa trang, biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng và nhất là Lễ Nghinh Ông xuất du diễn ra vào sáng 1/9 với sự tham gia biểu diễn và diễu hành của các diễn viên quần chúng đến từ các hội quán như Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam và Quan Đế Miếu. Trước đó, vào ngày 29/8 sẽ diễn ra Lễ Thỉnh kiệu Bà Thiên Hậu tại Thiên Hậu Cung (thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc) về Quan Đế Miếu.

Nghi thức Nghinh Ông xuất du sẽ bắt đầu lúc 5 giờ 1/9 với lộ trình: Xuất phát từ Quan Đế Miếu - Trần Phú - Ngã Bảy Bưu điện - Hội quán Phước Kiến - Nguyễn Huệ - Hội quán Quảng Đông - rẽ phải Đinh Tiên Hoàng - rẽ trái Lý Thường Kiệt - rẽ trái Trưng Trắc - Trưng Nhị - Hội quán Triều Châu - rẽ trái Trần Phú - Đội Cung - Hội quán Hải Nam - Trưng Nhị - Nguyễn Văn Cừ - Ngã Bảy Bưu điện - Trần Phú - Triệu Quang Phục - Ngô Sĩ Liên - Ngư Ông - Trưng Trắc - rẽ trái Trần Hưng Đạo - rẽ phải Nguyễn Thái Học - rẽ phải Trần Quốc Toản - rẽ trái Nguyễn Thị Minh Khai - vườn hoa Đức Nghĩa - Nguyễn Tri Phương - Ngô Sĩ Liên - Quan Đế Miếu.

 

Theodulich

Các tin khác


Đề nghị ghi danh “Lễ hội Bỏ mả của người Raglai tỉnh Ninh Thuận” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Trong đó, đề nghị Bộ VHTTDL ghi danh "Lễ hội Bỏ mả của người Raglai” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Điện Trường Bà tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần, cội nguồn

Sáng 30/5, tại thị trấn Trà Xuân (huyện Trà Bồng), Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Quản lý di tích Điện Trường Bà đã tổ chức khai mạc lễ hội Điện Trường Bà năm 2018, thu hút hàng ngàn khách thập phương tham dự.

Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui đón Lễ hội Ramưwan

Từ ngày 14 đến 16-5, không khí vui đón Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni ở Ninh Thuận rất sôi động. Trên khắp đường làng, ngõ xóm, mỗi nhà đều được trang hoàng rực rỡ. Lễ hội là dịp để đồng bào Chăm đoàn tụ gia đình, cúng tạ tổ tiên; xóa bỏ những hiềm khích, gắn kết tình làng nghĩa xóm, giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.

Thăm khu di tích lịch sử quốc gia đền Đức Hoàng

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên tháng 12/2015, đền Đức Hoàng được đưa vào quy hoạch nằm trong tua du lịch "vàng” của tỉnh Nghệ An mà bởi ngôi đền tọa lạc bên hồ Diệu ốc, một trong tám cảnh đẹp của đất Đông Thành thuở trước (Đông Thành bát cảnh). Và đặc biệt nơi đây còn là địa danh văn hóa lịch sử gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Hoàng Tá Thốn – vị tướng thời nhà Trần có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ 13.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2018

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2018 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 12-14/5/2018.

Khai hội du lịch biển Hải Tiến

Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khai mạc lễ hội du lịch biển Hải Tiến 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục