Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khai mạc lễ hội du lịch biển Hải Tiến 2018.


Trò chơi trên bãi biển Hải Tiến.

Khu du lịch Hải Tiến có diện tích 400 ha, tọa lạc bên 12 km bờ biển trải dài cát trắng thuộc năm xã phía đông huyện Hoằng Hóa. Cùng với việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, phát triển giao thông kết nối; huyện Hoằng Hóa cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch. Khu vực này có 47 khách sạn, 4.300 phòng; ba sân tennis, 6 bể bơi, 15 ki ốt, nhiều quầy bar, phòng karaoke, khu vui chơi cảm giác mạnh… đã đưa vào khai thác. Năm vừa qua, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến đón được 1,2 triệu lượt khách, đạt doanh thu 1.500 tỷ đồng.

Chuẩn bị cho hè du lịch năm nay, huyện Hoằng Hóa khẩn trương chỉnh trang khu du lịch, thi công tuyến kè cùng 1,3 km đường ven biển; các doanh nghiệp đầu tư, đưa vào khai thác thêm 10 khách sạn, 750 phòng nghỉ; trung tâm hội nghị cao cấp có sức chứa hơn một nghìn người, bể bơi tạo sóng ngoài trời. Đặc biệt, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Đại Dương xanh đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy, đưa du khách từ Hải Tiến đến các điểm tham quan như: Đền thờ Long Vương trên đảo Nẹ; bia chiến thắng trận đầu của Hải quân, nhân dân Việt Nam tại núi Hòn Bò; cảng cá Lạch Trường; cảng cá, rừng ngập mặn Hòa Lộc, rừng ngập mặn Hoằng Châu; Phủ Máng Hoằng Yến…

Huyện Hoằng Hóa còn đầu tư hơn 100 tỷ đồng tôn tạo các di tich lịch sử văn hóa, cách mạng, khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, di sản vật thể, phi vật thể ở vùng quê giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng học, mến tài. Trong dịp này, huyện Hoằng Hóa còn tổ chức hội chợ ẩm thực và trưng bày các sản phẩm; các trò chơi, trò diễn dân gian; giải Tennis Hải Tiến năm 2018; mở các tua du lịch kết nối tới các cụm di tích, danh thắng trong tỉnh Thanh Hóa.


Khai trương tuyến du lịch đường thủy Hải Tiến.

Huyện Hoằng Hóa khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đặt văn phòng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, dịch vụ; phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân các xã vùng duyên hải.

 

                            TheoNhandan

Các tin khác


Lễ hội đền Cây Si - nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Mường Vôi

(HBĐT) - Cứ 3 năm một lần, vào ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, bà con các nơi xa, gần lại tụ họp về đền Cây Si tham dự lễ hội Đu Vôi truyền thống của người Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn.

Lễ hội Cầu ngư đặc biệt của làng biển Nam Ô

Nhiều vị cao niên trong làng biển Nam Ô, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã gặp nhau, cùng tổ chức trang trọng Lễ hội Cầu ngư của làng vào sáng ngày 1-4, nhằm ngày 16-2 Âm lịch. Đây có lẽ là Lễ hội "đặc biệt” nhất từ trước đến nay, bởi, trong tương lai, không biết người dân làng biển cổ này có còn không gian để mùa lễ hội cầu ngư có đủ cả phần hội và lễ.

Lễ hội Holi - Sắc màu Ấn Độ 2018

Lễ hội Holi - Sắc màu Ấn Độ 2018 sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ, thứ sáu, ngày 30-3, tại Trung tâm văn hóa Ấn Độ, 63 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La ở Tuyên Quang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 28-3, tại khu di tích Đền Hạ, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La, TP Tuyên Quang.

Nét văn hóa lễ hội xuân xứ Lạng

Cứ mỗi độ Xuân về, cộng đồng các dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông và Sán Chay sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn lại nô nức trảy hội. Theo thống kê, Lạng Sơn có hơn 340 lễ hội với quy mô khác nhau, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn hơn 100 lễ hội, trong đó lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), chiếm hơn 90%, còn lại là lễ hội tín ngưỡng và lễ hội di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình mang kịch múa Rôbăm ra đất bắc

Tính đến Tết Mậu Tuất 2018 này, gia đình nghệ nhân Sơn Đel và Lâm Thị Hương đã đón hai mùa xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Không chỉ mang lại hơi ấm cho không gian nhà Khmer, những nghệ nhân đến từ Sóc Trăng đã giới thiệu nghệ thuật kịch Rôbăm truyền thống của cha ông mình tới du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục