Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2018 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 12-14/5/2018.

 

Ảnh minh họa - Internet 

Trong đó, chương trình Đêm hội "Hải Phòng vươn ra biển lớn”, chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Hải Phòng dự kiến được tổ chức vào tối ngày 12/5/2018 tại quảng trường Nhà hát thành phố và khu vực trung tâm thành phố.

Trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, thành phố Hải Phòng sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp vào ngày 12/5/2018 với thời lượng không quá 15 phút.

Đặc biệt, trong Lễ hội sẽ diễn ra chương trình diễu hành Carnival, chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2018 là sự kiện thường niên, quy mô cấp thành phố; là sự kiện quan trọng để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín của Hải Phòng trong nước và quốc tế.

 

 

                           TheoBaochinhphu

Các tin khác


Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ tướng Hoàng Công Chất

Ngày 8/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên đã long trọng tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2018 gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VII.

Lễ hội đền Cây Si - nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Mường Vôi

(HBĐT) - Cứ 3 năm một lần, vào ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, bà con các nơi xa, gần lại tụ họp về đền Cây Si tham dự lễ hội Đu Vôi truyền thống của người Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn.

Lễ hội Cầu ngư đặc biệt của làng biển Nam Ô

Nhiều vị cao niên trong làng biển Nam Ô, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã gặp nhau, cùng tổ chức trang trọng Lễ hội Cầu ngư của làng vào sáng ngày 1-4, nhằm ngày 16-2 Âm lịch. Đây có lẽ là Lễ hội "đặc biệt” nhất từ trước đến nay, bởi, trong tương lai, không biết người dân làng biển cổ này có còn không gian để mùa lễ hội cầu ngư có đủ cả phần hội và lễ.

Lễ hội Holi - Sắc màu Ấn Độ 2018

Lễ hội Holi - Sắc màu Ấn Độ 2018 sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ, thứ sáu, ngày 30-3, tại Trung tâm văn hóa Ấn Độ, 63 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La ở Tuyên Quang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 28-3, tại khu di tích Đền Hạ, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La, TP Tuyên Quang.

Nét văn hóa lễ hội xuân xứ Lạng

Cứ mỗi độ Xuân về, cộng đồng các dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông và Sán Chay sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn lại nô nức trảy hội. Theo thống kê, Lạng Sơn có hơn 340 lễ hội với quy mô khác nhau, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn hơn 100 lễ hội, trong đó lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), chiếm hơn 90%, còn lại là lễ hội tín ngưỡng và lễ hội di tích lịch sử cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục