Cho tới thời điểm này, Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2018 đang đến rất gần

Ông Nguyễn Vũ Phan, Quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Liên hoan và Lễ hội cho biết, ông cùng các thành viên đã hoàn thành về mặt kịch bản, thiết kế logo, maket giấy mời đại biểu, phù hiệu cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức... Ngoài ra, ngành đã chỉ đạo dựng 5 cụm pano tuyên truyền tại một số vị trí trung tâm trên địa bàn thành phố, thống nhất với UBND thành phố lựa chọn 2 mô hình đi diễn diễu tại Hà Nội, chọn 6 mô hình tham gia diễn diễu trong lễ khai mạc, xây dựng xong điều lệ, kế hoạch tổ chức Giải Quần vợt "Cúp Tân Trào mở rộng”. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh chuẩn bị tốt 3 di sản tiêu biểu của tỉnh để trình diễn là: Hát then dân tộc Tày, Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu tham gia Liên hoan.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh cũng là một trong những đơn vị được giao nhiều đầu điểm công việc chuẩn bị cho Liên hoan và Lễ hội. Ông Nguyễn Tiến Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh nói, đơn vị đã hoàn thành thiết kế sơ đồ, kịch bản chi tiết, ma két sân khấu gian hàng Khu trưng bày, giới thiệu ẩm thực, sản phẩm du lịch của tỉnh và Lễ hội Bia Hà Nội tại sân Trung tâm Văn hóa, Thể thao thanh thiếu nhi tỉnh và điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại khuôn viên bờ Hồ công viên Tân Quang. Trung tâm đã chuẩn bị đầy đủ tờ gấp, tờ rơi, bản đồ du lịch giới thiệu về Liên hoan và Lễ hội, chương trình du lịch đặc sắc của tỉnh, thương hiệu hàng hóa nổi trội trên địa bàn… nhằm giới thiệu đến du khách gần xa về đất và người Tuyên Quang.

Hàng năm, UBND thành phố Tuyên Quang đều được giao là đơn vị chủ trì chương trình "Đêm hội Thành Tuyên”. Theo UBND thành phố Tuyên Quang, thành phố đã chỉ đạo các xã, phường hướng dẫn các thôn, xóm, tổ dân phố làm các mô hình theo tiêu chí của Ban Tổ chức. Đến nay đã có 70 mô  hình đăng ký tham gia, trong đó phường Tân Quang dẫn đầu với 35 mô hình. Thành phố cũng tiến hành rà soát 22 khách sạn, 84 nhà khách, nhà nghỉ, 82 nhà hàng, quán ăn lớn, 12 hộ gia đình cơ bản đủ điều kiện làm dịch vụ homestay phục vụ Liên hoan và Lễ hội. Bên cạnh đó, thành phố đã triển khai chặt tỉa cây xanh đường phố, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; xây dựng mẫu phác thảo Mâm cỗ Trung thu; hoàn thành thể lệ, tiêu chí cuộc thi mô hình đèn Trung thu.


Hội Nông dân tỉnh phối hợp với xã Xuân Vân (Yên Sơn) chuẩn bị bưởi Soi Hà đặc sản để trưng bày,
giới thiệu, bán tại Lễ hội Bia Hà Nội.

Các đơn vị thành viên Ban Tổ chức, các cơ quan có liên quan cũng đã đẩy nhanh tiến độ công việc chuẩn bị cho Liên hoan và Lễ hội diễn ra bảo đảm an toàn. Từ đó, giúp người dân và du khách có được những trải nghiệm ấn tượng, đáng nhớ. Trong đó, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch chi tiết bố trí phân luồng xe, bãi đỗ xe, bảo đảm không bị ùn tắc và tuyệt đối bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành, trên các tuyến đường diễn ra Liên hoan và Lễ hội. Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng xong phương án bảo đảm an ninh, trật tự, công tác phòng chống cháy nổ. Tới thời điểm này, mọi phương án bảo đảm cho ngày khai mạc đã hoàn tất.

Tại Liên hoan và Lễ hội năm nay, mỗi huyện tham gia 1 mô hình Trung thu và có gian hàng trưng bày, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, sản vật của địa phương. Ngoài ra, để hưởng ứng Liên hoan và Lễ hội, nhiều huyện trong tỉnh đã tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc tại địa phương nhằm thu hút khách du lịch. Theo ông Hoàng Anh Cương, Chủ tịch UBND huyện Na Hang, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Ban Tổ chức hoàn thành các đầu việc được giao với chất lượng cao nhất, đúng thời gian. Nhân dịp này, Huyện cũng sẽ tổ chức Tuần văn hóa du lịch vùng cao lần thứ nhất, mọi công việc đang được triển khai một cách khẩn trương, đúng tiến độ.

Chỉ còn ít ngày nữa là Liên hoan và Lễ hội sẽ diễn ra, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đều đang rất khẩn trương hoàn thành mọi công việc theo kế hoạch. Điều đó càng khẳng định sự lôi cuốn, hấp dẫn, ý nghĩa của một Liên hoan, Lễ hội mang tầm quốc gia; đồng thời mong muốn đem đến cho nhân dân và du khách một mùa Lễ hội ấn tượng.

 

                                         TheoBaoTuyenquang

Các tin khác


Nhiều hoạt động tại Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật 2018

Với chủ đề "Việt Nam – Nhật Bản: 45 năm nghĩa tình”, Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật năm 2018 là một trong những hoạt động niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2018).

Đề nghị ghi danh “Lễ hội Bỏ mả của người Raglai tỉnh Ninh Thuận” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Trong đó, đề nghị Bộ VHTTDL ghi danh "Lễ hội Bỏ mả của người Raglai” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Điện Trường Bà tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần, cội nguồn

Sáng 30/5, tại thị trấn Trà Xuân (huyện Trà Bồng), Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ban Quản lý di tích Điện Trường Bà đã tổ chức khai mạc lễ hội Điện Trường Bà năm 2018, thu hút hàng ngàn khách thập phương tham dự.

Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui đón Lễ hội Ramưwan

Từ ngày 14 đến 16-5, không khí vui đón Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni ở Ninh Thuận rất sôi động. Trên khắp đường làng, ngõ xóm, mỗi nhà đều được trang hoàng rực rỡ. Lễ hội là dịp để đồng bào Chăm đoàn tụ gia đình, cúng tạ tổ tiên; xóa bỏ những hiềm khích, gắn kết tình làng nghĩa xóm, giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.

Thăm khu di tích lịch sử quốc gia đền Đức Hoàng

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên tháng 12/2015, đền Đức Hoàng được đưa vào quy hoạch nằm trong tua du lịch "vàng” của tỉnh Nghệ An mà bởi ngôi đền tọa lạc bên hồ Diệu ốc, một trong tám cảnh đẹp của đất Đông Thành thuở trước (Đông Thành bát cảnh). Và đặc biệt nơi đây còn là địa danh văn hóa lịch sử gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Hoàng Tá Thốn – vị tướng thời nhà Trần có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ 13.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2018

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2018 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 12-14/5/2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục