UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về việc tổ chức lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019. Năm nay, lễ hội có nhiều điểm mới và các hoạt động phong phú.
Hà Nội tổ
chức lễ hội hoa Anh đào 2019 với nhiều hoạt động phong phú.
|
Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức. Lễ hội năm nay dự kiến diễn ra từ
ngày 29 đến 31-3 tại khu vực Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Năm nay, lễ hội có nhiều hoạt động đa dạng phong phú. Một trong số đó là việc
tuyển chọn Đại sứ thiện chí hoa Anh đào Việt Nam. Người được tuyển chọn giữ vai
trò Đại sứ thiện chí hoa Anh đào Việt Nam phải có ý thức hoạt động vì sự giao
lưu hữu nghị Việt-Nhật; có hiểu biết và mối quan tâm tới Nhật Bản, có khả năng
nói tiếng Nhật, đồng thời có phẩm cách, phong thái, sức khỏe tốt.
Nữ công dân Việt Nam trên 18 tuổi, chưa có gia đình, sinh sống tại Hà Nội đều
được tham gia tuyển chọn. Thời gian tuyển chọn bắt đầu từ tháng 1 đến tháng
3-2019. Đại sứ thiện chí hoa Anh đào sẽ ra mắt tại lễ khai mạc lễ hội hoa Anh
đào Nhật Bản - Hà Nội 2019.
Hoạt động chính của lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 là việc trưng
bày, cây anh đào và một số loài hoa Việt Nam và Hà Nội từ ngày 29-3 đến
31-3. Bên cạnh đó, lễ hội sẽ giới thiệu một số nét văn hóa đặc sắc của Nhật
Bản như trà đạo, cờ vây, cờ Shogi, trò chơi truyền thống Kendama… tại khu vực
Nhà Bát Giác - Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ...
Chương trình nghệ thuật truyền thống Hà Nội, bao gồm: Hát ca trù, hát xẩm, múa
bài bồng… được tổ chức cùng một số hoạt động khác như giới thiệu nghệ thuật cắm
và tỉa hoa của Việt Nam, Nhật Bản. Khu vực giới thiệu ẩm thực Nhật Bản và Việt
Nam với khoảng 20 gian hàng giới thiệu các món ăn đặc trưng của Nhật Bản và Việt
Nam sẽ diễn ra tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Lễ hội năm nay còn có các hoạt động khác như Hội nghị
trao đổi xúc tiến đầu tư, du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản diễn ra vào ngày
29-3. Hoạt động giao lưu về y tế, giáo dục nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý
trong lĩnh vực y tế, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản được tổ chức với
các nội dung: hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh cho một số bệnh nhân mắc bệnh hiểm
nghèo; tặng sách, thiết bị, hỗ trợ trực tiếp một số hoạt động theo mô hình,
công nghệ mới của Nhật Bản...
TheoHanoimoi
Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc 2018 sẽ có những nét đặc sắc mới lạ so với mọi năm nhằm thu hút du khách đến với lễ hội này.
Là lễ hội cuối cùng trong chuỗi sự kiện "4 mùa hương sắc kì quan - Hải trình mùa hạ”, lễ hội Yosakoi thu hút du khách bởi những điệu múa, sắc màu của đất nước mặt trời mọc.
Sáng nay (18/9) tức ngày 9/8 Âm lịch, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2018.
(HBĐT) - Lễ hội thành Tuyên được bắt nguồn từ Tết trung thu năm 2004, khi nhiều gia đình ở thành phố Tuyên Quang trang trí, cắt dán hình các con thú rồi kéo dọc theo các tuyến phố để phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em. Và qua mỗi năm, các mô hình đèn trung thu với những hình thù đa dạng lại lan rộng tới tất cả các phường, xã của thành phố. Hình thức tổ chức vui Tết trung thu ngày càng mở rộng và quy mô hơn. Các tổ, các xóm đua nhau, sức sáng tạo của người dân cũng vì thế được phát huy không ngừng... Qua nhiều năm tổ chức, đến nay, Lễ hội thành Tuyên đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người dân và tạo nên dấu ấn đặc biệt của tỉnh Tuyên Quang.
Cho tới thời điểm này, Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2018 đang đến rất gần
UBND thành phố Phan Thiết vừa có quyết định về việc tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Quan thánh Phan Thiết năm 2018. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 30/8 - 1/9 (20 - 22/7 Âm lịch) với phần lễ và phần hội gồm nhiều hoạt động gắn với văn hóa tín ngưỡng dân gian địa phương.