Tháng Giêng, nhiều lễ hội truyền thống diễn ra ở nhiều vùng, miền của đất nước, trong đó đáng chú ý là Lễ hội chùa Keo mùa xuân thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.



Sáng 28-1 (nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch), tại ngôi cổ tự hơn 400 năm tuổi, đông đảo nhân dân địa phương và du khách gần xa đã chìm đắm trong không khí lễ hội làng đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó là hội chùa Keo mùa xuân.

Thời tiết khá mưa rét nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các trò chơi dân gian diễn ra hằng năm tại đây. Trong sáng nay, trò chơi thổi cơm thi đã diễn ra giữa các thôn, làng nằm quanh ngôi chùa cổ kính này. Sau đó, là thi bịt mắt bắt vịt, leo cầu ngô…

Theo ông Vũ Ngọc Khuê, cán bộ Ban Quản lý di tích chùa Keo, Lễ hội mùa xuân khác hoàn toàn lễ hội mùa thu (hội chính diễn ra vào trung tuần tháng tám âm lịch) ở chỗ không chú trọng nhiều vào những lễ nghi tôn giáo như lễ tế mở cửa đền, hay rước kiệu Thánh, mà đơn thuần mang tính chất hội làng truyền thống của cư dân trồng lúa nước.

Chùa Keo đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội chùa Keo cũng được coi là một trong những lễ hội lớn đầu năm ở khu vực miền bắc. Trên con sông Trà Lĩnh trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội có thể thưởng ngoạn cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, biểu diễn các điệu múa cổ...

Lễ hội mùa xuân nhằm tri ân Thiền sư Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc sư. Lễ hội nhiều năm qua thu hút du khách thập phương ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng đến du xuân, cầu may mắn.

                                   Theo Nhandan

Các tin khác


Khai mạc Festival lần thứ VIII với chủ đề "Đà Lạt và Hoa"

Khác với các kỳ festival trước, nội dung trà và tơ lụa bắt đầu được đưa vào trong các chương trình của Festival Hoa Đà Lạt năm 2017 và 2019 này, nhằm tôn vinh một ngành nghề truyền thống đã bị mai một.

Lễ hội ném còn ba nước Việt - Lào - Trung sẽ diễn ra tại Lai Châu

Với chủ đề "sắc màu hữu nghị”, Lễ hội ném còn ba nước Việt - Lào - Trung sẽ diễn ra trong ba ngày (từ 29 đến 31-12-2019) tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Dự kiến, có khoảng 1.000 đại biểu, diễn viên đến từ các tỉnh Điện Biên, Lai Châu (Việt Nam); huyện Nhọt U, tỉnh Phông Sa Lỳ (Lào) và huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia lễ hội này.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào 2019

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 5/12 tại Cung Văn hóa Quốc gia Lào ở thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2019. Đây là chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp tổ chức.

Sắc hoa tháng 12 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 12 này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề "Sắc hoa” với chuỗi các hoạt động gắn kết cảnh sắc thiên nhiên với không gian văn hóa và hoạt động của các dân tộc theo các làng và các cụm liên kết.

Khai mạc lễ hội hoa tam giác mạch ''Sắc hồng Cao nguyên đá''

Nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa và sức sống mãnh liệt của đồng bảo các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn, cũng như khẳng định thương hiệu du lịch của Hà Giang gắn với loài hoa mang tên Tam giác mạch. Tối 16/11 tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức khai mạch lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ V năm 2019.

Việt Nam lần đầu đăng cai Lễ hội Bonsai và Suiseki châu Á-TBD

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 15-18/11, đa dạng hoạt động đặc sắc như Triển lãm Bonsai Việt Nam với dự kiến sẽ quy tụ gần 1.000 tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh từ 40 tỉnh, thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục