Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công công trình đường Thịnh Lang

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công công trình đường Thịnh Lang

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2010) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2010), đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài viết về công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của tỉnh, đặc biệt là những bước phát triển sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới. HBĐT xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân và các lực lượng vũ trang cả nước đã đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi hoàn toàn, lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền cả nước đã thuộc về tay nhân dân lao động. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

 

Cách mạng tháng Tám là một trong những mốc son chói lọi nhất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Đó là thắng lợi điển hình của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, gắn độc lập dân tộc với CNXH, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc, trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, là đỉnh cao của tinh thần, trí tuệ, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam hoà quyện với tư tưởng Mác-LêNin, với xu thế của thời đại vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cách mạng tháng Tám thắng lợi và sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á là bước ngoặt to lớn trong lịch sử dân tộc; mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm quý báu, thành quả của Cách mạng tháng Tám, trong suốt chặng đường 65 năm qua, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã vượt qua bao khó khăn, thách thức đưa đất nước đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.

 

Hoà chung với khí thế cách mạng của cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đã phát huy truyền thống giàu lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giải phóng nhân dân các dân tộc trong tỉnh thoát khỏi gông xiềng nô lệ, trở thành người chủ thực sự của núi rừng, của đất nước tạo điều kiện để xây dựng một chế độ mới dân chủ công bằng và hạnh phúc.

 

Những năm đổi mới vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà đã đoàn kết một lòng, chủ động sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Giai đoạn 2006 - 2010, vượt qua những khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo động lực manh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, thập kỷ mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 12%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIV đề ra; ước tính đến cuối năm 2010, thu ngân sách nhà nước tăng gấp 4 lần so với năm 2005; GDP bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2005; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, chuyên canh và bền vững; giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, có 8 khu công nghiệp đang được tỉnh tiến hành quy hoạch và đầu tư hạ tầng; các ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức doanh thu tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005; kết cấu hạ tầng không ngừng được đầu tư với nhiều dự án quan trọng và hiệu quả; môi trường đầu tư có nhiều tiến bộ với 285 dự án đầu tư (25 dự án FDI), có 1.750 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh với các ngành nghề phong phú, đa dạng. Cải cách hành chính có nhiều đổi mới, nhất là giai đoạn triển khai thực hiện Đề án 30 của Chính phủ (tỷ lệ bình quân số thủ tục đưa ra được những kiến nghị của tỉnh đạt 44,4%). Lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá xã hội có bước tiến bộ mới, đang chuyển dần theo hướng xã hội hoá; hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 16.000 lao động, tăng 14,7% so với năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14% so với 31,31% năm 2005. An ninh quốc phòng được giữ vững, bộ máy chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, đã cùng cấp uỷ địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội tại cơ sở. Bộ mặt đô thị và khu vực nông thôn được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.   

 

Để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 của tỉnh đã đề ra phải có sự đoàn kết thống nhất, sự nỗ lực cố gắng cao độ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, của mọi nhà, mọi người dân trong tỉnh; phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, tập trung trí tuệ, lao động sáng tạo để tạo nên sức mạnh mới đưa tỉnh nhà cùng cả nước đi lên. Những bài học lịch sử của cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị. Đó là phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng củng cố các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, thực sự là đội tiền phong của giai cấp công nhân; nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên; Đảng phải thực sự gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân như Bác Hồ đã dạy.

 

Phát huy thế mạnh và lợi thế của một tỉnh miền núi nhưng lại giáp ranh với thành phố Hà Nội, cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngoài, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ; hình thành vùng động lực kinh tế và ngành kinh tế mũi nhọn; đảm bảo phát triển ổn định nông nghiệp, nông thôn, xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, từng bước xây dựng và củng cố mô hình nông thôn mới. Cùng với phát triển kinh tế phải coi trọng thực hiện các nhiệm vụ văn hóa - xã hội. Tăng cường xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế. Xây dựng kế hoạch đào tạo khai thác nguồn nhân lực trong tỉnh là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng đào tạo nghề, lao động kỹ thuật. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với người có công, người nghèo, người già cả cô đơn không nơi nương tựa, chăm lo sức khoẻ, nâng cao dân trí, thể lực, tuổi thọ cho nhân dân. Tiếp tục phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là dân cư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

 

Tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ. Giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vững mạnh và giữ gìn cuộc sống hạnh phúc yên bình của nhân dân.

 

Lý tưởng và tinh thần của cách mạng tháng Tám vĩ đại mãi mãi cổ vũ và thúc giục chúng ta tiến lên phía trước. Vững lòng tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, mỗi cán bộ đảng viên, mỗi công dân trong tỉnh hãy đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần và nghị lực, phát huy những thành tích đã đạt được, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hành động thiết thực, nỗ lực phấn đấu, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu của chúng ta là dân giàu, nước mạnh, từng bước thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh./.                         

 

                                                           Bùi Văn Tỉnh

                                    Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh                  

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục