(HBĐT) - Việc thực hiện thu hút đầu tư nói chung, thu hút các dự án (DA) xây dựng thương mại và nhà ở là cơ sở để hình thành các khu dân cư (KDC) mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị theo đúng quy hoạch, bảo đảm mỹ quan đô thị, thúc đẩy KT-XH, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện tại một số DA còn chậm.


Dự án nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) do Công ty CP bất động sản Sao Vàng làm chủ đầu tư.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra 9 DA xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn, gồm: DA nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình), do Công ty CP Bất động sản Sao Vàng làm chủ đầu tư (CĐT); DA nhà ở công nhân thôn Hạnh Phúc, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) do Công ty TNHH ALMINE Việt Nam làm CĐT; DA KDC số 3, số 4, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) do liên danh Công ty CP xây dựng Sao Vàng và Công ty CP đầu tư phát triển nhà Thái Hưng làm CĐT; DA KDC khu phố 10, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) do liên danh Công ty CP phát triển nhà Hòa Bình và Công ty CP thương mại Dạ Hợp làm CĐT; DA KDC núi Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) do Công ty CP may - diêm Sài Gòn làm CĐT; DA khu đô thị mới Hòa Bình - GELEXIMCO tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa (TP HòaBình) do liên danh Tập đoàn GELEXIMCO - Công ty CP và Công ty CP đầu tư tổng hợp Hà Nội làm CĐT; DA khu đô thị mới Trung Minh B do liên danh Công ty CP Lã Vọng Group và Công ty CP thương mại Ngôi Nhà Mới làm CĐT; DA khu nhà ở Thăng Long Xanh tại xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) do liên danh Công ty CP Thăng Long Land, Công ty TNHH xây dựng Thành Hưng và Công ty CP phát triển đô thị An Thịnh làm CĐT; DA KDC tại tiểu khu 1, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) do liên danh Công ty CP tập đoàn IUC và Công ty CP xây dựng số 7 (nay là Công ty CP tập đoàn BGI) làm CĐT.

Tại Kết luận số 04, ngày 14/2/2022, Thanh tra tỉnh nêu rõ: Các CĐT DA đã chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng và đất đai theo quy định. Tuy nhiên còn một số tồn tại qua thanh tra như: Có 6 DA chậm tiến độ thực hiện do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), gồm: DA KDC số 3, 4, phường Thịnh Lang; DA KDC núi Đầu Rồng; DA khu đô thị mới Hòa Bình - GELEXIMCO; DA khu đô thị mới Trung Minh B; DA khu nhà ở Thăng Long Xanh; DA KDC tiểu khu 1, thị trấn Lương Sơn. CĐT DA nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm tính giá trị chi phí dự phòng, khối lượng phát sinh vào phương án đề xuất giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội, tuy nhiên, giá bán, giá cho thuê hiện tại chỉ là giá đề xuất, giá trị chỉ được tính đúng, tính đủ khi quyết toán DA với chi phí dự phòng khối lượng phát sinh thực tế được phê duyệt. Có 3 DA đã đủ điều kiện nộp chi phí vào ngân sách Nhà nước (M3) nhưng chưa thực hiện nộp với tổng số tiền 3,3 tỷ đồng.

Các thiếu sót, tồn tại trên trách nhiệm thuộc về CĐT, UBND các huyện: Lương Sơn, Cao Phong, Yên Thủy, TP Hòa Bình trong việc phối hợp CĐT thực hiện công tác GPMB. Quá trình thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh đã ban hành các quyết định thu hồi 3,3 tỷ đồng do các CĐT chậm nộp chi phí M3 theo quy định. Các CĐT đã thực hiện nộp đủ số tiền 3,3 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra tỉnh tại Kho bạc Nhà nước Hòa Bình. Trên cơ sở đó, Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo: Giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính rà soát, tính toán chi phí trồng rừng thay thế các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các Sở: TN&MT, NN&PTNT rà soát, tính toán chi phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh. Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh hoàn chỉnh thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, làm cơ sở thực hiện công tác GPMB, bàn giao cho các CĐT thực hiện dự án. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Cục Thuế tỉnh tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể cách tính giá trị M3 trên địa bàn tỉnh, thống nhất thời điểm nộp giá trị M3 theo hướng dẫn của Nghị định số 25, ngày 28/2/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đấu thầu từ năm 2020; giám sát, đôn đốc các CĐT nhà ở thương mại đầu tư thi công, quản lý, khai thác DA theo đúng hợp đồng đã ký. UBND TP Hòa Bình và các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy, Cao Phong chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp CĐT để công tác bồi thường, tái định cư bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng cho CĐT. Các CĐT sớm hoàn thiện công tác GPMB. Công ty CP bất động sản Sao Vàng chỉ được tính chi phí dự phòng vào giá bán, giá cho thuê khi có khối lượng phát sinh được duyệt.


L.C

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục