(HBĐT) - Ngày 1/4/2018, tại xóm Kè, xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc đã diễn ra Lễ hội Chùa Kè năm 2018. Tham dự có đại diện lãnh đạo sở VHTT&DL, Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc cùng đông đảo bà con nhân dân xã Phú Vinh và du khách.

Lễ hội Chùa Kè được tổ chức thường niên, là lễ hội truyền thống có quy mô cấp xã. Theo truyền thuyết, Chùa Kè được ba anh em nhà Lang Cun Cần Mường Bi bấy giờ là Đinh Công Thẩm, Đinh Công Chiều và Đinh Công Út đã cùng bàn bạc và quyết định cho dựng vào ngày 16/2 âm lịch năm 1892. Ngôi chùa thờ bụt đá (Phật Bà Quan Âm Bồ Tát) với ông quan Đanh bà Quan Đãng đã hướng dẫn ông Ba Lăng và bà Ba Lập lấy đá ngăn dòng nước Khoang Trạch, bắt dòng nước phải chảy xuống lỗ hút trong khe đá, rồi dẫn dòng nước ra bãi bưa bằng để cấy lúa. Từ đó, cây cối quanh năm xanh tốt, người dân khắp nơi kéo về tụ cư ở Mường Kè (nay là xóm Kè) để làm ăn sinh sống. Cuộc sống của bản Mường từ đó ngày một sung túc. Để tưởng nhớ phật bà Quan âm bồ tát và các vị thần linh Lang Cun lúc bấy giờ đã cho xây dựng ngôi chùa và rước tượng phật bằng đá từ Ninh Bình về, đồng thời giao cho hai dòng họ Đinh Công trông nom, quét dọn và lo việc cúng lễ trong chùa. Người dân gọi là nhà Tạo và nhà Sãi. Từ bấy tới giờ, hàng năm vào ngày 16/2 âm lịch hai họ nhà Tạo và nhà Sãi cùng phụ trách việc tổ chức các nghi lễ thờ cúng tại Chùa.

Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được diễn ra trang nghiêm tại chùa Kè (xóm Kè, xã Phú Vinh) với nghi lễ cúng phật bà và các vị thần linh. Sau phần lễ là phần hội, diễn ra các hoạt động như trình tấu chiêng, thi hát đối, trưng bày các món ăn dân tộc, tổ chức các trò chơi dân gian, các môn thể thao như bóng chuyền, đánh mảng, đẩy gậy, ném còn...

Lễ hội Chùa Kè hàng năm đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan. Có thể nói đây là địa điểm để nhân dân và du khách thập phương về cầu an, vui chơi giải trí và khám phá nét đẹp truyền thống văn hóa Dân Tộc Mường.


Chùa Kè thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan.


Phật bà và các vị thần linh được thờ phụng tại Chùa Kè (xóm Kè, xã Phú Vinh, Tân Lạc).


Thầy mo tiến hành làm lễ cúng.


Du khách đến với Lễ hội Chùa Kè với mong muốn cầu sức khỏe, bình an.


Các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa.


Màn múa nghệ thuật tái hiện lại không gian, lịch sử của lễ hội.

Tiết mục văn nghệ sôi động của các đoàn viên thanh niên xã Phú Vinh (Tân Lạc).


Phần thi hát đối ngẫu hứng của các nghệ nhân.


Phần thi đan sọt đầy kịch tính.


Môn bóng chuyền thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem và cổ vũ.

Các gian hàng ẩm thực độc đáo với nhiều món ăn dân tộc.


Hàng ngàn người dân và du khách đến xem và tham gia các hoạt động của lễ hội.


Hoàng Anh


Các tin khác


Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 và nụ cười chiến thắng

Gần 2.000 vận động viên từ 44 tỉnh, thành phố trong cả nước và 6 quốc gia tranh tài ở 3 cự ly 5 km, 10 km, 21 km tại Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 đều đã về đích và chiến thắng. Chạy qua những cung đường với các điểm đến nổi tiếng của thành phố Hoà Bình, các vận động viên đều hứng khởi, thường trực nụ cười trên môi. Giải thực sự đã để lại ấn tượng tốt đẹp, lan tỏa năng lượng, tinh thần thể thao tích cực đến với mọi người; kết nối, giao lưu các nền văn hoá các địa phương và quốc tế. 

Nhóm ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp của các vận động viên trên các cung đường chạy.

Đặc sắc một số lễ hội tỉnh Hòa Bình

Đầu Xuân, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của các vùng. Nhiều hoạt động trong lễ hội đã để lại hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc của các lễ hội tiêu biểu trong tỉnh.

Sắc bàng rực rỡ đón Xuân

"Cây bàng ơi, toả bóng tháng năm dài. Dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp. Rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy. Để sống có ý nghĩa hơn. Dù mùa đông buốt giá, lá rơi như giọt máu đỏ. Vẫn tin rằng rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi. Đón nắng vàng.”

Ấn tượng lễ hội Chùa Tiên

Lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa, được phục dựng và duy trì tổ chức hằng năm tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 2024 lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Nhóm ảnh ghi lại một số hình ảnh ấn tượng tại lễ hội.

Thắm tươi màu cờ

Từ lâu, treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng trong những ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh được duy trì và trở thành một nét đẹp văn hóa. Xuân Giáp Thìn 2024, cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, mang lại cảm xúc thiêng liêng. Trên những con phố, ngõ xóm, mỗi gia đình đều vui mừng và tự hào khi treo cờ Tổ quốc. Treo cờ là cách  để mỗi người dân thể hiện niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng, vào đất nước vươn lên.

Nhộn nhịp du Xuân khu du lịch hồ Hòa Bình

Được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi” với nhiều điểm du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, khu du lịch hồ Hòa Bình có sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước, quốc tế. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn được du khách ưu tiên lựa chọn cho những chuyến tham quan, trải nghiệm và khám phá dịp đầu Xuân Giáp Thìn - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục