Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.



Vẻ đẹp thơ mộng, sơn thủy hữu tình của hồ Hòa bình



Thức dậy trong bầu không khí trong lành, đón mình minh trên hồ Hòa Bình sẽ cho bạn cảm giác thư thái, tràn đầy năng lượng cho ngày mới



Một trong những trải nghiệm thú vị khi đến hồ Hòa Bình là bạn có thể đi tàu, thuyền vi vu trong lòng hồ nước xanh biếc, bao quanh là núi đồi hùng vĩ ngắm cảnh đẹp, mây trời thơ mộng



Lòng Hồ Hòa Bình nước trong xanh được bao bọc bởi các dãy núi đá cao trùng điệp



Nếu bạn yêu thích khám phá, nên tự chèo thuyền kayak lướt trên mặt hồ với rất nhiều điều thú vị để trải nghiệm



Kết thúc một ngày vui chơi, bạn có thể ngồi trên những tảng đá lớn, những ngôi nhà sàn ven hồ để ngắm hoàng hôn



Từ trên những cung đường bao quanh các dãy núi nhìn xuống là những ô ruộng bậc thang, những đám mây bồng bềnh vắt mình' rên những ngọn đồi xanh ngắt



Những bản người Mường, Tày, Thái, Dao ở ven hồ còn giữ được những nếp nhà sàn cổ truyền thống



Những ngôi nhà sàn nằm cheo leo bên lưng đồi sẽ là địa điểm nghỉ ngơi rất bình yên



Đến với hồ Hòa Bình, bạn sẽ bắt gặp những đứa trẻ người dân tộc thiểu số rất đáng yêu và hồn nhiên



Những "quán tự giác" đã có ở xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc nhiều năm, hoạt động dựa trên sự tin tưởng, thường bày bán những món hàng, thực phẩm mang bản sắc dân tộc Mường như măng ngâm, măng khô, mật ong... được niêm yết giá sẵn.



Những phụ nữ người Dao có tập quán ăn trầu nhuộm răng. Họ rất thân thiện, niềm nở khi thấy du khách ghé nhà chơi



Ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp mây núi bồng bềnh, bạn có thể trải nghiệm công việc tỉ mẩn, chăm chút từng công đoạn thêu hoa văn bằng sáp ong trên vải thổ cẩm của người Dao (Đà Bắc, Hòa Bình)



Bạn sẽ bị cuốn hút bởi bàn tay "vàng” khéo léo thêu hoa văn trên thổ cẩm rất độc đáo, công phu



Đến với những bản làng nằm cheo leo trên những ngọn núi, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc



Mâm cỗ lá của người Mường xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) được làm từ những sản vật địa phương



Sau một ngày dạo chơi, khám phá, tối đến bạn sẽ được hòa mình trong tiếng chiêng, điệu múa xòe truyền thống của các dân tộc trên những bãi đất ven hồ Hòa Bình

 

Theo Tuoitre


Các tin khác


Một số nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số chính ở Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống với dân số toàn tỉnh là 85,4 vạn người (số liệu sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019), trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74,31% dân số, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt hàng ngày, song lại có cái chung, đậm nét của nhân dân các dân tộc miền núi, đó là: cần cù lao động, nghị lực khắc phục khó khăn, đức tính thật thà và giàu lòng nhân ái, mến khách, đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Sau đây xin giới thiệu một số nết đặc trưng của các dân tộc thiểu số chính trong tỉnh:

Trong lành Tràng An

Đi thuyền giữa vùng núi non hùng vĩ soi bóng xuống những dòng suối nhỏ nối liền các hang động ở Tràng An mang lại một trải nghiệm thú vị, vừa háo hức khám phá vẻ đẹp hoang sơ vừa cảm nhận không khí trong lành và cảm giác an yên.

Mùa dổi ở xứ Mường Be

(HBĐT) - Dổi cây che mưa giông, nắng, gió những mái nhà Mường. Dổi cho bóng mát - không khí trong lành - cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Dổi cho thân gỗ cao vút, thẳng tắp để người quê tôi làm nếp nhà sàn. Dổi cho loại hạt nức vị các món ăn; cho loại thuốc (hạt dổi ngâm rượu là thuốc xoa bóp đau nhức xương khớp) quý để người Mường khỏe mạnh. Dổi xứ Mường hôm nay với lớp lớp mầm non đang vươn ra nhiều vùng quê từ Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên đến Tây Nguyên xa xôi... Dổi - sản vật của đất Mường quê tôi!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục