Đồng bào dân tộc Dao coi lễ Cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi một con người. Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, người đàn ông phải làm lễ cấp sắc để khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình.


Nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền

Nghi lễ cấp sắc 12 đèn gồm nhiều lễ cúng quan trọng, diễn ra trong không gian văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Dao, được trang trí công phu.

Có ba cấp bậc để thực hành lễ Cấp sắc là 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao Tiền ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng được tổ chức với sự tham gia của toàn bộ dòng họ, dưới sự chủ trì của ông trưởng họ. Thông thường, lễ cấp sắc 12 đèn sẽ tổ chức cấp cho 12 hoặc 14 cặp vợ chồng đệ tử thụ lễ. Tuy nhiên, do tính phức tạp của lễ Cấp sắc 12 đèn nên không phải tất cả các dòng họ người Dao đều có thể đủ điều kiện kinh tế, sự thống nhất để thực hiện lễ này.

Các nghi thức lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao Tiền khăn trắng được chia thành hai nghi lễ nhỏ là Sìn Pè Đàng và Tẩu Sai. Sau lễ Cấp sắc này, những người đệ tử sẽ trở thành những đại pháp sư ở bên cõi âm, khi chết đi linh hồn của họ sẽ cùng đoàn tụ với tổ tiên, trở thành các đại tướng quân giúp ông tổ Bàn Vương điều hành các công việc của cộng đồng tổ tiên. Cũng tại lễ cấp sắc này, những người đệ tử thụ lễ sẽ được cấp 12 ngọn đèn, 120 binh mã.

Lễ cấp sắc 12 đèn của dòng họ Triệu ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng được tổ chức kéo dài năm ngày bốn đêm với nhiều thủ tục, lễ thức.

 

Lễ cấp sắc 12 đèn của dòng họ Triệu ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng được tổ chức kéo dài 5 ngày 4 đêm với nhiều thủ tục, lễ thức.

Nghi lễ cấp sắc 12 đèn gồm nhiều lễ cúng quan trọng, diễn ra trong không gian văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Dao, được trang trí công phu.

 

 

 

Chiếc thang đặc biệt để lên đàn tế, bậc làm bằng các lưỡi dao quắm đặt chéo nhau. Tổng cộng có 13 lưỡi dao, lưỡi trên cùng đặt ngang, 12 lưỡi còn lại bắt chéo, phần mũi cắm vào thân gỗ cầu thang, phần cán dao buộc lại bằng vải trắng.

Ông Triệu Văn Phỉnh nhận dấu ấn để trở thành đại pháp sư khi đã 78 tuổi.

Sau khi nhận ấn, các đại pháp sư cùng nắm chặt tay nhau nhảy múa thể hiện tinh thần đoàn kết của các thành viên trong dòng họ.

Các thầy cúng thực hiện nghi lễ tâm linh chạy lần lượt trên người từng đệ tử.

Nghi lễ cấp sắc 12 đèn vừa khẳng định sự trưởng thành và vị thế của người đàn ông, đồng thời chứng nhận cho các cặp vợ chồng mãi bên nhau khi sang thế giới bên kia.



Thoe Báo Nhân Dân

Các tin khác


Một số sản phẩm nông nghiệp nổi bật của tỉnh Hòa Bình

(HBĐT)-Thời gian qua, bức tranh nông nghiệp tỉnh ta có nhiều khởi sắc đáng kể, đã góp phần đáng kể vào bước phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm nông nghiệp nổi bật của tỉnh:

Sức sống đảo tiền tiêu

Dù còn nhiều khó khăn, thử thách, cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vẫn vững vàng nơi tiền tiêu.

Một số nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số chính ở Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống với dân số toàn tỉnh là 85,4 vạn người (số liệu sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019), trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74,31% dân số, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt hàng ngày, song lại có cái chung, đậm nét của nhân dân các dân tộc miền núi, đó là: cần cù lao động, nghị lực khắc phục khó khăn, đức tính thật thà và giàu lòng nhân ái, mến khách, đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Sau đây xin giới thiệu một số nết đặc trưng của các dân tộc thiểu số chính trong tỉnh:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục