(HBĐT) - Sau 40 năm chuyển cư lòng hồ sông Đà (1982 - 2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, huyện Đà Bắc đã quyết tâm lãnh đạo, đưa địa phương ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân. Trong đó đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn. Nhờ đó, bộ mặt KT-XH của huyện từng bước phát triển ổn định và đạt được những kết quả tích cực.

Lãnh đạo huyện Đà Bắc thăm, động viên người dân chuyển cư lòng hồ đang sinh sống ở các tỉnh miền Nam Tây Nguyên.


Tuyến đường thị trấn Đà Bắc - Hiền Lương được đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.


Hiện nay, Đà Bắc đã có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 khu dân cư kiểu mẫu,11 vườn cây kiểu mẫu nông thôn mới. Ảnh chụp tại xã Toàn Sơn.


Huyện luôn quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục, đến nay, toàn huyện có 25/47 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Ảnh chụp tại trường TH&THCS Mường Chiềng.


Toàn huyện có 20 dự án đầu tư ngoài ngân sách được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có nhiều dự án đầu tư khai thác tiềm năng cảnh quan du lịch vùng lòng hồ. Ảnh chụp tại xóm Đức Phong, xã Tiền Phong.


Để giữ gìn và tạo sinh kế cho người dân, huyện Đà Bắc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của người dân xã Vầy Nưa trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản lòng hồ.


Nhóm ảnh của P.V


Các tin khác


Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 và nụ cười chiến thắng

Gần 2.000 vận động viên từ 44 tỉnh, thành phố trong cả nước và 6 quốc gia tranh tài ở 3 cự ly 5 km, 10 km, 21 km tại Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 đều đã về đích và chiến thắng. Chạy qua những cung đường với các điểm đến nổi tiếng của thành phố Hoà Bình, các vận động viên đều hứng khởi, thường trực nụ cười trên môi. Giải thực sự đã để lại ấn tượng tốt đẹp, lan tỏa năng lượng, tinh thần thể thao tích cực đến với mọi người; kết nối, giao lưu các nền văn hoá các địa phương và quốc tế. 

Nhóm ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp của các vận động viên trên các cung đường chạy.

Đặc sắc một số lễ hội tỉnh Hòa Bình

Đầu Xuân, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của các vùng. Nhiều hoạt động trong lễ hội đã để lại hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc của các lễ hội tiêu biểu trong tỉnh.

Sắc bàng rực rỡ đón Xuân

"Cây bàng ơi, toả bóng tháng năm dài. Dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp. Rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy. Để sống có ý nghĩa hơn. Dù mùa đông buốt giá, lá rơi như giọt máu đỏ. Vẫn tin rằng rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi. Đón nắng vàng.”

Ấn tượng lễ hội Chùa Tiên

Lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa, được phục dựng và duy trì tổ chức hằng năm tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 2024 lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Nhóm ảnh ghi lại một số hình ảnh ấn tượng tại lễ hội.

Thắm tươi màu cờ

Từ lâu, treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng trong những ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh được duy trì và trở thành một nét đẹp văn hóa. Xuân Giáp Thìn 2024, cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, mang lại cảm xúc thiêng liêng. Trên những con phố, ngõ xóm, mỗi gia đình đều vui mừng và tự hào khi treo cờ Tổ quốc. Treo cờ là cách  để mỗi người dân thể hiện niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng, vào đất nước vươn lên.

Nhộn nhịp du Xuân khu du lịch hồ Hòa Bình

Được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi” với nhiều điểm du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, khu du lịch hồ Hòa Bình có sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước, quốc tế. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn được du khách ưu tiên lựa chọn cho những chuyến tham quan, trải nghiệm và khám phá dịp đầu Xuân Giáp Thìn - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục