(HBĐT) - Theo đuổi giá trị bền vững từ nền nông nghiệp sạch, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP với diện tích trên 560 ha rau trồng các loại, trên 1.900 lồng cá được chứng nhận. Những nỗ lực để tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khoẻ, hạn chế tác động xấu cho môi trường của bà con được trả bằng "trái ngọt” khi tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, có giá tốt và sức tiêu thụ mạnh tại các thị trường. Nhóm ảnh của Bùi Minh


Sản phẩm quả có múi hữu cơ xuất xứ từ trang trại của HTX Organic Hopefarm,  xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) được thị trường Hà Nội ưa chuộng.



Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá lồng bè trên vùng hồ Hòa Bình thực hiện quy trình sản xuất VietGAP, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. 



Thương hiệu gà Lạc Thủy đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường toàn quốc.



Rau hữu cơ Lương Sơn được tôn vinh "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu", có mặt trong chuỗi sản phẩm an toàn "Thực phẩm xanh, nông sản sạch".


Bùi Minh


Các tin khác


Sắc màu thổ cẩm dân tộc Thái xã Nà Phòn, huyện Mai Châu

(HBĐT) - Thổ cẩm từ bao đời nay là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu nói chung, xã Nà Phòn nói riêng. Từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa tinh hoa hương sắc núi rừng. Từ những tiếng ru à ơi bên khung cửi của các mẹ, đến tấm chăn, tấm áo, đệm, gối để cô dâu mới mang về nhà chồng... Những tấm vải thổ cẩm hiện diện trong đời sống của người dân tộc Thái đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể phai nhòa.

Nối "nhịp cầu" văn hóa – du lịch

(HBĐT) - Năm 2023, cùng với nhiều sự kiện văn hóa được tỉnh và các địa phương đứng ra tổ chức đã thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến với du lịch Hòa Bình. Từ đây, mở ra cơ hội quảng bá về miền đất, con người, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc.

Diện mạo nông thôn mới ở xã ven đô

(HBĐT) - Là xã ven đô, tiếp giáp với huyện vùng cao Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã vượt khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Dưới đây là một số hình ảnh diện mạo nông thôn mới của xã Hòa Bình.

Sức sống mới ở các xã vùng bị thiên tai huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, sự chủ động của người dân, đến nay cơ bản người dân đã có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất.

Hành trình bưởi Diễn xuất khẩu sang châu Âu

(HBĐT) - Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi có sự di dân từ Hà Nội về huyện Yên Thủy, cây giống bưởi Diễn đã được người dân mang theo về đây gây trồng. Từ những gốc bưởi ban đầu, diện tích bưởi Diễn ngày càng phát triển. Tới nay, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của tỉnh khoảng 2.300 ha, chiếm 45% diện tích bưởi và 22% tổng diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh, trong đó riêng huyện Yên Thủy đạt trên 800 ha. Vượt qua phân tích, đánh giá kỹ lưỡng 821 chỉ số dư lượng hoạt chất bảo vệ thực vật, năm qua, gần 10.000 quả bưởi Diễn Yên Thủy đã được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội phát triển cho nông sản địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục