(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 608 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đầu tư tập trung tại khu công nghiệp Lương Sơn, Bờ trái sông Đà và chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc. Những năm qua, doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động, chủ yếu là người địa phương với thu nhập bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Khu công nghiệp Lương
Sơn, huyện Lương Sơn nằm ở vị trí thuận lợi,
hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp FDI.
Hơn 20 năm gắn bó với tỉnh
Hòa Bình, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (khu công nghiệpBờ
trái sông Đà, TP Hòa Bình)là doanh nghiệp uy tín trong sản xuất các loại thấu
kínhquang học cao cấp.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật
Công ty TNHH Transon Việt Nam (khu công nghiệp Lương
Sơn) trao đổi, xây dựng các ý tưởng, sáng kiến cải
tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Công nhân Công ty TNHH
Sankoh Việt Nam (khu công nghiệp Bờ
trái sông Đà) thực hiện các công đoạn trong quy
trình sản xuất.
Công ty TNHH GGS Việt
Nam (khu công nghiệp Bờ trái sông Đà)giải quyết
việc làm cho trên 700lao động với thu nhập bình
quân6,8 triệu đồng/người/tháng.
Nhóm ảnh của Đức Anh
(HBĐT) - Vài năm gần đây, phương pháp giáo dục STEAM được đưa vào nhiều trường học trong tỉnh, trong đó có cả các trường thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Để làm được điều đó không chỉ nhờ quyết tâm cao của ngành GD&ĐT mà còn bởi có sự chung tay hành động của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng hướng tới mục tiêu: Giúp học sinh tỉnh miền núi có thể tiếp cận phương pháp giáo dục được đánh giá là tiên tiến bậc nhất hiện nay, thường sử dụng tại các trường học quốc tế tại Việt Nam và trên thế giới.
(HBĐT) - Những ngày qua, đặc biệt trong ngày 6/5, cũng như các tỉnh miền Bắc và miền Trung, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 39,6 - 42 độ C, có nơi gần chạm ngưỡng 43 độ C. Đây là nền nhiệt được ngành Khí tượng thủy văn ghi nhận cao nhất trong vài chục năm trở lại đây. Nắng nóng cực đoan đã khiến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người dân bị ảnh hưởng, xáo trộn.
(HBĐT) - Diễn ra trong 2 ngày (27-28/4), Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn là một trong những lễ hội độc đáo của người Mường huyện Tân Lạc. Không chỉ khơi dậy và thắt chặt tình đoàn kết, tạo khí thế sản xuất, lao động hăng say, lễ hội còn thể hiện trách nhiệm giữa con người với thiên nhiên, dịp để tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân và du khách thái độ trân trọng và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên quý giá.
(HBĐT) - Làng vạn chài gần chân cầu Hòa Bình 3 thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) có 72 hộ với 247 nhân khẩu. Những gia đình sống tại đây lênh đênh trên sông nước, cuộc sống khá vất vả. Công việc chủ yếu của họ là đánh bắt cá, tôm sông tự nhiên và nuôi cá lồng.
(HBĐT) - Những năm gần đây, một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được nâng tầm về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm để có mặt tại hầu hết các thị trường trong nước và từng bước tự tin vươn ra thế giới. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã xuất khẩu 1.029 tấn sản phẩm, gồm chuối, nhãn, bưởi, mía sang thị trường các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu; xuất khẩu 975 tấn sản phẩm đã qua chế biến là măng, gừng... và 35 triệu lon sản phẩm chế biến từ các loại hạt sang thị trường các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Hàn Quốc và thị trường một số nước châu Âu... Trong năm 2022, số doanh nghiệp, HTX có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu cũng tăng mạnh. Những kết quả tích cực này đã giúp xuất khẩu nông sản được kỳ vọng tăng trưởng mạnh, góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng trong thời gian tới.
(HBĐT)-Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn đến nay gần 30 năm. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương. Dưới đây là một vài hình ảnh về hoạt động làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn.