(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có hơn 200 hộ sống bằng nghề dệt thổ cẩm, làm du lịch và trồng lúa. Con người bản Lác chân tình, mộc mạc, hiếu khách. Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của người Thái làm thành khăn, ví, áo, túi... với đủ sắc màu cung cấp cho du khách trong, ngoài nước... Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được gìn giữ, phát huy; sản phẩm thổ cẩm trở thành hàng hóa góp phần giúp người dân phát triển kinh tế khá ổn định.
Phụ nữ Thái bản Lác
duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Từ mảnh vải thổ cẩm
được bàn tay khéo léo của phụ nữ Thái làm thành khăn, túi, ví... hấp dẫn du
khách.
Hàng thổ cẩm được bày
bán phong phú tại bản Lác.
Sản phẩm thổ cẩm bản
Lác được du khách nước ngoài ưa chuộng.
Nhóm ảnh của Quốc
Dũng (CTV)
(HBĐT) - Những năm gần đây, một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được nâng tầm về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm để có mặt tại hầu hết các thị trường trong nước và từng bước tự tin vươn ra thế giới. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã xuất khẩu 1.029 tấn sản phẩm, gồm chuối, nhãn, bưởi, mía sang thị trường các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu; xuất khẩu 975 tấn sản phẩm đã qua chế biến là măng, gừng... và 35 triệu lon sản phẩm chế biến từ các loại hạt sang thị trường các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Hàn Quốc và thị trường một số nước châu Âu... Trong năm 2022, số doanh nghiệp, HTX có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu cũng tăng mạnh. Những kết quả tích cực này đã giúp xuất khẩu nông sản được kỳ vọng tăng trưởng mạnh, góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng trong thời gian tới.
(HBĐT)-Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn đến nay gần 30 năm. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương. Dưới đây là một vài hình ảnh về hoạt động làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, đến nay Công an tỉnh đã hoàn thành việc bố trí Công an xã chính quy tại 100% xã, thị trấn với gần 1 nghìn cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm chức danh Công an xã. Từ khi có Công an chính quy về xã, hình ảnh người chiến sỹ áo xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, được người dân đón nhận, yêu thương, đùm bọc. Những tình cảm tốt đẹp người dân dành cho lực lượng Công an xã chính quy là động lực, niềm tin để Công an xã chính quy tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.
(HBĐT) - Theo đuổi giá trị bền vững từ nền nông nghiệp sạch, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP với diện tích trên 560 ha rau trồng các loại, trên 1.900 lồng cá được chứng nhận. Những nỗ lực để tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khoẻ, hạn chế tác động xấu cho môi trường của bà con được trả bằng "trái ngọt” khi tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, có giá tốt và sức tiêu thụ mạnh tại các thị trường.
Nhóm ảnh của Bùi Minh
(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Tân Dân (xã Tân Thành) là ngôi trường nằm ở địa bàn vùng hồ khó khăn nhất của huyện Mai Châu. Đường xa cách trở, lại bộn bề gian khó khi nằm giữa mênh mang sông nước nhưng suốt nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành "ngôi nhà thứ hai” của các thế hệ học sinh vùng hồ. "Ngôi nhà thứ hai” không chỉ là nơi ghi dấu tình thầy - trò mà còn là nơi đám trẻ vùng hồ học cách tự lập, là nơi nuôi dưỡng những ước mơ xanh.
(HBĐT)-Từng là một thung lũng biệt lập, bốn bề núi cao dựng đứng. Có những người suốt cả đời phải cúi đầu nhìn xuống bàn chân, đạp lên đá tai mèo, trèo lên đỉnh núi mà đi. Tuy nhiên, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, tuyến đường "xuyên núi, xuyên mây”, phá thế cô lập của vùng đất Thung Mặn, Thung Ảng, xã Hang Kia (Mai Châu) đã được xây dựng, xóa đi những câu chuyện buồn về sự chia cắt, mở ra cho đồng bào dân tộc Mông ở Thung Mặn một con đường mơ ước, thênh thang đi về phía trước.