(HBĐT) - Cùng với sắc màu rực rỡ của các loài hoa mùa hè, trên đường phố của thành phố Hòa Bình những ngày này sắc màu đa dạng, hấp dẫn của những chùm quả sang sai trĩu tạo ấn tượng đặc biệt với nhiều ánh nhìn của người dân thành phố và du khách đến với Hòa Bình.
Nhóm ảnh ghi lại khoảnh khắc ấn tượng, sắc màu mùa trổ quả của cây sang trên đường phố Hòa Bình.
"Cây sang” – tên cây ý nghĩa biểu tượng cho sự giàu sang phú quý. Chính vì vậy mà loại cây trước đây chỉ gặp ở các khu rừng, núi thì nay được người dân thành phố Hòa Bình ưa chuộng, lựa chọn để trồng làm cây cảnh.
Quả sang như những ngôi sao.
Quả sang khi chín sẽ tách vỏ, để lộ những hạt đen đẹp mắt.
Cây sang được trồng nhiều dọc các con phố như: Cù Chính Lan, Trần Quý Cáp…
Cây sang là loại cây thân gỗ thuộc họ Lộc Vừng, có đường kính khoảng 15 – 20cm, chiều cao 10 - 15m.
Đang mùa trổ quả, cây sang thật ấn tượng với đủ sắc màu.
Những chùm quả sai trĩu.
Tạo điểm nhấn trong không gian.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Làng vạn chài gần chân cầu Hòa Bình 3 thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) có 72 hộ với 247 nhân khẩu. Những gia đình sống tại đây lênh đênh trên sông nước, cuộc sống khá vất vả. Công việc chủ yếu của họ là đánh bắt cá, tôm sông tự nhiên và nuôi cá lồng.
(HBĐT) - Những năm gần đây, một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được nâng tầm về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm để có mặt tại hầu hết các thị trường trong nước và từng bước tự tin vươn ra thế giới. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã xuất khẩu 1.029 tấn sản phẩm, gồm chuối, nhãn, bưởi, mía sang thị trường các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu; xuất khẩu 975 tấn sản phẩm đã qua chế biến là măng, gừng... và 35 triệu lon sản phẩm chế biến từ các loại hạt sang thị trường các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Hàn Quốc và thị trường một số nước châu Âu... Trong năm 2022, số doanh nghiệp, HTX có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu cũng tăng mạnh. Những kết quả tích cực này đã giúp xuất khẩu nông sản được kỳ vọng tăng trưởng mạnh, góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng trong thời gian tới.
(HBĐT)-Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn đến nay gần 30 năm. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương. Dưới đây là một vài hình ảnh về hoạt động làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, đến nay Công an tỉnh đã hoàn thành việc bố trí Công an xã chính quy tại 100% xã, thị trấn với gần 1 nghìn cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm chức danh Công an xã. Từ khi có Công an chính quy về xã, hình ảnh người chiến sỹ áo xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, được người dân đón nhận, yêu thương, đùm bọc. Những tình cảm tốt đẹp người dân dành cho lực lượng Công an xã chính quy là động lực, niềm tin để Công an xã chính quy tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.
(HBĐT) - Theo đuổi giá trị bền vững từ nền nông nghiệp sạch, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP với diện tích trên 560 ha rau trồng các loại, trên 1.900 lồng cá được chứng nhận. Những nỗ lực để tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khoẻ, hạn chế tác động xấu cho môi trường của bà con được trả bằng "trái ngọt” khi tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, có giá tốt và sức tiêu thụ mạnh tại các thị trường.
Nhóm ảnh của Bùi Minh
(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Tân Dân (xã Tân Thành) là ngôi trường nằm ở địa bàn vùng hồ khó khăn nhất của huyện Mai Châu. Đường xa cách trở, lại bộn bề gian khó khi nằm giữa mênh mang sông nước nhưng suốt nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành "ngôi nhà thứ hai” của các thế hệ học sinh vùng hồ. "Ngôi nhà thứ hai” không chỉ là nơi ghi dấu tình thầy - trò mà còn là nơi đám trẻ vùng hồ học cách tự lập, là nơi nuôi dưỡng những ước mơ xanh.