(HBĐT)-Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn đến nay gần 30 năm. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương. Dưới đây là một vài hình ảnh về hoạt động làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn.
Hiện toàn xã có 53 hộ (chủ yếu ở xóm Đoàn Kết) tham gia nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh, số thợ lành nghề cũng tăng lên hơn 100 người.
Nghễ gỗ lũa đòi hỏi tỉ mỉ và có tính sáng tạo nghệ thuật cao.
Phần lớn các sản phẩm làm từ gỗ lũa đều đẽo thành các bức tượng Thần Tài, Phật Di Lặc, Đạt Ma Sư Tổ, các linh vật, động vật, cây cối...
Sản phẩm của làng nghề gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn thường xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam.
Lê Chung
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có vị trí thuận lợi về giao thông, tiếp giáp với những vùng kinh tế đang chuyển động mạnh của các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình và TP Hà Nội, được quy hoạch nằm trong vùng động lực của tỉnh. Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, phấn đấu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh. Dưới đây là một vài hình ảnh về KT-XH huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Trung úy Hà Thị Thủy, cán bộ Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Mai Châu là cán bộ nữ tận tâm, tận lực với công việc. Không phải gốc dân tộc Mông, nhưng do sinh sống, gần gũi, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào nên Trung úy Thủy được người Mông trên địa bàn coi như người con của bản. Học tập sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, phát huy truyền thống gia đình, đặc biệt chồng chị đã hy sinh trong cuộc chiến chống tội phạm về ma túy nên Trung úy Hà Thị Thủy luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những ước mơ còn dang dở của chồng, đó là hết mình vì Nhân dân phục vụ, giữ bình yên cho bản làng...
(HBĐT) - Thổ cẩm từ bao đời nay là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu nói chung, xã Nà Phòn nói riêng. Từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa tinh hoa hương sắc núi rừng. Từ những tiếng ru à ơi bên khung cửi của các mẹ, đến tấm chăn, tấm áo, đệm, gối để cô dâu mới mang về nhà chồng... Những tấm vải thổ cẩm hiện diện trong đời sống của người dân tộc Thái đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể phai nhòa.
(HBĐT) - Năm 2023, cùng với nhiều sự kiện văn hóa được tỉnh và các địa phương đứng ra tổ chức đã thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến với du lịch Hòa Bình. Từ đây, mở ra cơ hội quảng bá về miền đất, con người, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc.
(HBĐT) - Là xã ven đô, tiếp giáp với huyện vùng cao Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã vượt khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Dưới đây là một số hình ảnh diện mạo nông thôn mới của xã Hòa Bình.