(HBĐT) - Với diện tích 16.800ha mặt nước, được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, môi trường, hồ Hòa Bình không chỉ được ví như "Hạ Long trên cạn" để phát triển du lịch, mà còn mang lại tiềm năng đặc biệt cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, nhằm khai thác diện tích mặt nước và đánh thức tiềm năng du lịch, nhiều hộ dân trên lòng hồ Hòa Bình đã phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với du lịch sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 


Với hơn 4 nghìn lồng nuôi cá, sản lượng trung bình đạt khoảng 12 nghìn tấn/năm, nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân vùng lòng hồ



Áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap với nguồn nước sạch tự nhiên, thức ăn chủ yếu là cá tép dầu và chu kỳ sinh trưởng 2 - 3 năm, chất lượng cá lòng hồ sông Đà được người tiêu dùng đánh giá cao. 



Khách du lịch trải nghiệm cho cá ăn khi nghỉ ngơi tại homestay Mường Tháu của gia đình ông Nguyễn Văn Bình, xóm Tháu, phường Thái Bình, thành phố Hoà Bình.



Phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với dịch vụ du lịch, nhiều hộ dân vùng lòng hồ khẳng định sản phẩm được tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng nên giá trị cá thương phẩm nâng cao, góp phần mang lại thu nhập ổn định. 



Trải nghiệm dịch vụ bơi thuyền kayac khi nghỉ dưỡng tại "homestay nổi" lòng hồ.

 Đinh Hòa

Các tin khác


Ấn tượng xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh

(HBĐT) - Yên Trị (Yên Thủy) là xã đầu tiên của tỉnh được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu. Về Yên Trị có thể thấy sự đổi thay ở vùng quê này với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang; chất lượng y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, phát huy những tiềm năng, lợi thế, Yên Trị đang có nhiều hướng phát triển kinh tế mang tính đột phá...

Người lưu giữ giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Bảo tàng di sản văn hóa Mường nằm tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình làm Giám đốc bảo tàng. Là bảo tàng gia đình, ông đã thu thập được 6 ngôi nhà sàn, sưu tầm hơn 6.000 hiện vật khá độc đáo về đời sống quan xứ Mường và đồng bào Mường. Ông truyền dạy chiêng Mường, âm nhạc dân gian Mường cho người Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ... Bảo tàng đã góp phần lưu giữ giá trị di sản văn hóa Mường.

Khởi sắc bức tranh FDI

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 608 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đầu tư tập trung tại khu công nghiệp Lương Sơn, Bờ trái sông Đà và chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc. Những năm qua, doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động, chủ yếu là người địa phương với thu nhập bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Một số nghi lễ độc đáo, nhân văn trong các lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Thường diễn ra vào dịp đầu năm, các lễ hội trên địa bàn tỉnh mang sắc màu riêng với nhiều nghi lễ, nghi thức nhân văn, độc đáo. Đây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu ở các lễ hội, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách.  

Mưu sinh đêm Hoà Bình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình về đêm nổi bật với vẻ thơ mộng, bình yên như cái tên. Ẩn sau dáng vẻ thơ mộng, bình yên của thành phố khi đêm xuống là những người lao động tất bật với công việc mưu sinh để mong có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Rực rỡ sắc màu mùa cây sang trổ quả

(HBĐT) - Cùng với sắc màu rực rỡ của các loài hoa mùa hè, trên đường phố của thành phố Hòa Bình những ngày này sắc màu đa dạng, hấp dẫn của những chùm quả sang sai trĩu tạo ấn tượng đặc biệt với nhiều ánh nhìn của người dân thành phố và du khách đến với Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục