(HBĐT) - Gắn bó với sông Đà đã hàng chục năm nhưng đa số người dân làng vạn chài lấy năm 1979, khi công trình thế kỷ lấp sông đợt một để làm mốc hình thành làng chài ở thị xã Hòa Bình xưa và thành phố Hòa Bình ngày nay.

 

 

Một góc làng vạn chài dưới chân cầu Hoà Bình (tổ 4, phường Tân Thịnh - TP Hòa Bình).

Những người dân thuộc xóm vạn chài, (tổ 4, phường Tân Thịnh) hầu hết xuất thân từ làng Trung Hà, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây (cũ) và huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Nhiều đời nay, họ vẫn cha truyền con nối với nghề chài lưới đánh bắt cá trên sông Đà. ông Nguyễn Văn Phích, người cao niên của làng chài nhớ lại: Ngày trước, chúng tôi thường tụ họp, neo đậu tại ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì), nơi sông Đà chuẩn bị hợp lưu với sông Hồng rồi cứ ngược dòng lên mãi. Có một thời, cả xóm chài tập trung về xã Hợp Thịnh  (Kỳ Sơn) rồi kéo lên các xã: Vầy Nưa, Hiền Lương, Tiền Phong, Đồng Nghê, Suối Nánh (Đà Bắc)... Từ khi có Nhà máy thủy điện Hòa Bình, những gia đình vạn chài tập trung về phía hạ lưu đập thủy điện, lập thành xóm chài dưới chân cầu Hòa Bình cho đến nay. 

Với 57 hộ gia đình, trên 203 nhân khẩu, bao năm qua, cuộc sống của người dân ở đây hầu như đều bám vào những con cá, con tôm đánh bắt được từ dưới dòng sông. Theo dòng thời gian, làng vạn chài cũng có biết bao chuyện vui, buồn. Mừng hơn cả là theo Luật Cư trú, các hộ dân làng vạn chài đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Tân Thịnh. Con em họ được đi học, mấy năm gần đây đã có cháu đi du học và trúng vào các trường đại học, cao đẳng. Thêm nữa, những người cao tuổi còn được UBND phường mở lớp xóa mù chữ. Nhờ thế mà đã đọc, viết thành thạo, khỏi  phải lăn tay hay nhờ vả viết lách mỗi khi có việc cần. 

Dù chưa an cư nhưng làng chài đã được Điện lực thành phố ký hợp đồng cung cấp điện sinh hoạt. Với 100% hộ theo đạo Thiên chúa giáo, người dân làng vạn chài yên tâm, phấn khởi vì cấp ủy, chính quyền luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khuyến khích mọi người thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Đời sống của người dân làng vạn chài ngày càng được cải thiện, giờ chỉ còn 2 hộ nghèo. Là công dân của phường nên làng chài đã có các tổ chức đoàn thể như chi hội NCT, chi hội phụ nữ. Dẻo dai, bền bỉ trên sông nước nên “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân” hàng năm,  bao giờ, làng vạn chài cũng giành huy chương vàng những môn kéo co, đẩy gậy do phường tổ chức.  

Cùng với những niềm vui, dân cư làng vạn chài cũng khắc khoải những nỗi buồn. Vì lênh đênh trên sông nước vùng Phù Yên (Sơn La) mà 7 người con làng vạn chài đã mắc nghiện ma túy, giờ phải điều trị thay thế bằng methanol. Việc mưu sinh cũng ngày càng khó khăn, trước đây, chỉ thả rọ, đặt cụp, chăng lưới, giờ đây có tới 30% hộ ở làng chài sử dụng xung điện để  đánh bắt tôm, cá, khiến lực lượng chức năng phải vào cuộc nhắc nhở, thu giữ, xử phạt. Nguồn lợi thủy sản cũng khan hiếm dần, các loài cá hầu như tụ về cửa xả đáy Nhà máy thủy điện Hòa Bình, vậy là người dân làng vạn chài đành phải “vụng trộm” để kiếm kế sinh nhai. Lênh đênh trên thuyền, trên nhà nổi đã hàng chục năm nhưng các hộ dân ở đây chưa thể “lạc nghiệp” được vì vị trí neo đậu không đúng quy định, không chỉ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực hạ lưu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan thành phố, gây không ít khó khăn trong công tác QLNN về trật tự xã hội. Quá trình ăn, ở, sinh hoạt, chăn nuôi gia cầm của các hộ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nguồn nước.

Bao giờ mới được an cư? - đó thực sự là nỗi niềm của người dân làng vạn chài. Cấp ủy, chính quyền phường Tân Thịnh cùng các hộ dân làng vạn chài đã nhiều lần gửi đơn đề nghị lên các cấp có thẩm quyền. Một số phương án đã được xây dựngự là: xây dựng bến thuyền, đường lên - xuống, hệ thống cấp điện sinh hoạt tại khu vực bến Thịnh Minh (phường Thịnh Lang – TP Hòa Bình); xây dựng khu tái định cư tại xã Trung Minh (TP Hòa Bình)…Nhưng do nhiều lý do khác nhau, nhất là thiếu kinh phí nên cả hai phương án này đều chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, một số hộ của làng vạn chài đã mua đất đồi gần khu vực Nhà thờ thuộc phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đang đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành đất thổ cư nhưng vẫn chưa được phúc đáp. Ngoài ra, người dân làng vạn chài mong muốn được Nhà nước cho vay vốn, để đầu tư phát triển ngành nghề sông nước, thậm chí là có thể chuyển đổi nghề để có một cuộc sống tốt và bền vững hơn cho các con sau này.  

Sớm được về nơi ở mới trên đất liền hay neo đậu ở bến sông để ổn định đời sống, đó là ước nguyện của người dân làng vạn chài mong chờ lời giải đáp.  

 

                                                     Đức Phượng

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục