(HBĐT) - Chính quyền và nhiều hộ dân xã Hòa Bình- TP Hòa Bình vẫn hằng ngày sống trong thấp thỏm và bất an và mòn mỏi đợi chờ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ khu tái định cư và có phương án di dời những hộ dân trong vùng nguy hiểm, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân khi đang ở trong mùa mưa bão 2017.

 

Gần 2 năm ở tạm sân ủy ban, nhà văn hóa

 

Cùng ông Xa Văn Hòa, trưởng xóm Máy 3, chúng tôi đến thăm nhà chị Hà Thị Hiền, xóm Máy 3 đang ở trong căn nhà tạm khu vực nhà văn hóa xóm. Gần chục người nương tựa trong căn nhà tạm bợ dựng bằng gỗ, mái prô xi măng, hở trông thấy trời và cả bên ngoài. Cuộc sống bất an và thấp thỏm. Hai vợ chồng bà Hiền cùng gia đình con trai anh là Nguyễn Văn Hưng là hộ dân phải di dời khẩn cấp do hậu quả của trượt, sạt đất thi công đường 433. Bà Hiền than thở: Vào cỡ tháng 9/2015, việc thi công đường cộng với mưa lũ đã khiến làm sụt nhà không ở được phải di dời khẩn cấp. Đã 2 cái tết ở tạm bợ. Cuộc sống bấp bênh lo toan. Khu tái định cư cho người dân dọn về chưa biết khi nào mới xong, giá đất bán nếu cao làm sao dân chịu nổi. Cảnh sống tạm bợ biết đến bao giờ. Người dân mong muốn giá đất phân lô tái định cư bán cho dân phải hợp lý để chấp nhận được cuộc sống bớt khó khăn. Nhiều hộ dân ở ta tuy dương có nguy cơ cao đề nghị có phương án di dời đến nơi ở mới.

 

 

Bà Hà Thị Hiền, xóm Máy 3 đang ở trong căn nhà tạm khu vực nhà văn hóa xóm.

 

Ông Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch xã Hòa Bình cho biết: Việc thi công đường 433 ( địa phận xã Hòa Bình) gây sạt lở, khiến 6 hộ dân xã Hòa Bình phải di dời khẩn cấp từ tháng 9/2015. Nhưng đến nay họ vẫn phải làm nhà tạm để ở khu vực sân UBND xã và nhà văn hóa. Khu tái định với tổng mức đầu tư cỡ 17 tỷ đang đã dừng thi công do thiếu vốn, nhà thầu mới được thanh toán khối lượng 450 triệu đồng nên đã dừng thi công, biết bao giờ mới có chỗ cho dân làm nhà để có cuộc sống ổn định. Dân đang sống lắt lay, chờ mòn mỏi. Dân kêu chính quyền đau đầu chẳng biết xoay sở làm sao?  

 

Nơm nớp lo trượt sạt, lũ quét

 

Xã Hòa Bình có địa hình, cheo leo, nhiều suối ngang phức tạp chia cắt, mưa lũ về là nỗi ám ảnh thường đe dọa tính mạng và sản xuất của người dân. Tâm lý bất an không yên tâm sinh sống và sản xuất tiếp tục được đẩy lên ở mức cao. Ông Tạ Ngọc Doanh cho biết: Các khu vực đổ thải đã quá tải vượt quá quy định, nước lũ thời gian qua đã “gọt” chân để gần như đất đá thải thành thẳng đứng, tính từ suối lên tới đỉnh đã cao tới hàng chục mét, không có chân đế kè, dòng suối đã bị thắt lại, lượng đất đá rơi xuống có thể chắn ngang suối bất cứ lúc nào và hình thành hồ chứa “khổng lồ”.

 

 

                Nhà bà Lường Thị Thành, xóm Máy 3 bị nứt nguy cơ sập

 

Mấy năm rồi địa bàn xã đã xuất hiện lũ lớn cuốn theo đất đá từ dòng suối Cang đổ về gây thiệt hại nhiều công trình, ruộng và hoa màu của người dân. Ảnh hưởng của các cơn bão năm 2016 vừa rồi, lũ lớn dọc suối Voi đẩy ra, ruộng toàn bùn đá lấp cỡ 4 ha đất ruộng của dân, trong đó 2 ha không thể canh tác được. Ruộng dọc ngầm gốc thị, từ xóm Máy 2, Máy 4 tạo thành vệt lũ quét, lấp dòng suối cũ, tạo thành dòng suối mới. Đất đá lấp ruộng, trôi cả vào nhà dân. Người dân cũng đang trông chờ được hỗ trợ thiệt hại để ổn định sản xuất và đời sống.

 

 

               Khu TĐC cho người dân bị sạt lở chưa biết khi nào xong

 

Chính quyền và người dân đang thấp thỏm không yên khi đang ở trong mùa mưa lũ, thường trực nguy cơ trượt sạt vùi lấp, lũ ống lũ quét. Toàn xã còn khoảng 40 hộ dân có nguyện vọng di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, trong đó có 10 hộ ở diện đặc biệt nguy hiểm nằm trong diện giải phóng mặt bằng vẫn đang chờ vì chưa biết đi đâu. Ông Xa Văn Hòa, Trưởng xóm Máy 3 liệt kê trong xóm có 6 hộ dân ở cheo leo có thể sập nhà bất cứ lúc nào gồm: Hà Văn Thương, Nguyễn Văn Tơ, Lương Thị Thành, Nguyễn Văn Tám, Hà Văn Nảy, Nguyễn Văn Nghĩa. Nhà bà Lương Thị Thành, sát đường cũng bị nứt dọc ngang, ở thì lo sợ mà chuyển thì chưa biết đi đâu. Xã thường xuyên ứng trực tại những khu vực trọng yếu, cảnh báo di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm.

 

 

                                                                                              L.C

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục