(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, đời sống khó khăn là chương trình tín dụng được thực hiện năm 2015 theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn có nhu cầu chuyển đổi nghề. Nguồn vốn ưu đãi đã đem lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp người nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.


Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình ông Hoàng Văn Hiến, xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đầu tư mua máy cày tay phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Cùng cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc, chúng tôi đến gia đình ông Hoàng Văn Hiến, dân tộc Dao ở xóm Rãnh, xã Toàn Sơn. Năm 2014, hộ ông Hiến được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo của NHCSXH đầu tư trồng mía và chăn nuôi. Năm 2015, gia đình ông được vay tiếp 14 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo theo Quyết định số 755 đầu tư mua máy cày tay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ ngày có máy cày đã giúp ông làm đất, giải phóng sức lao động. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến nay gia đình ông đã thoát nghèo.

 

Ông Hiến là một trong hàng ngàn hộ DTTS được vay vốn và phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá, việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng hộ nghèo tại các địa phương đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu vay vốn của các hộ nghèo, cận nghèo nói chung và hộ nghèo, cận nghèo người DTTS nói riêng. Khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn vốn và mức cho vay mới được 15 triệu đồng/hộ, thấp so với nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo DTTS. Trong khi đó, đồng bào DTTS chủ yếu sống tại các vùng khó khăn với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh thường xảy ra. Hộ vay vốn đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi dễ phát sinh rủi ro, thiệt hại, khó trả nợ ngân hàng khi mất mùa, thiên tai, dịch bệnh. Mô hình hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS vay vốn hiệu quả, vươn lên thoát nghèo và làm giàu còn ít cả về số lượng và mô hình. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của đồng bào DTTS thấp nên việc truyền tải những tiến bộ KH-KT áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt còn hạn chế dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

 

Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Từ khi thực hiện chương trình đến nay, toàn tỉnh đã cho vay 3.198 lượt hộ, doanh số cho vay 47.965 triệu đồng; doanh số thu nợ 3.211 triệu đồng; dư nợ đạt 44.724 triệu đồng với 3.001 hộ còn dư nợ. Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn mà còn là động lực giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, đời sống được nâng lên, từng bước thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Để đồng bào DTTS được tiếp cận, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng chính sách, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm, ngư…) hướng dẫn dạy nghề, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao KH-KT đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi. NHCSXH phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

 

Đinh Thắng

 


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục