(HBĐT) - Ngày 20/4, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) đã tổ chức cuộc giám sát việc thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất cho các xã khó khăn (Chương trình 135) thuộc chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân tộc (HĐND tỉnh) chủ hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh, thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, một số sở, ngành hữu quan.


Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân tộc (HĐND tỉnh) điều hành cuộc giám sát.

Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 73%. Năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 92 xã và 117 thôn bản đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh có 99 xã ĐBKK và 99 thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực II (thuộc diện đầu tư chương trình 135).

 Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể từ tỉnh đến địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn nói chung, chương trình 135 nói riêng. Theo đó, đã góp phần tăng cường cơ sở thiết yếu phục vụ SX-KD và dân sinh ở các xã thôn, bản ĐBKK thúc đẩy phát triển KT-XH, cải thiện đời sống người dân. Trong giai đoạn 2016-2017, tỷ lệ hộ nghèo (ở các địa bàn thực hiện chính sách) giảm trung bình 3% mi năm, thu nhập bình quân được nâng lên. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã 135 là 32,5%. Hiện, 100% các xã thuộc chương trình 135 đều có Trường Tiểu học và THCS, điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã, có Trạm Y tế đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch , KCB thông thường. Đời sống tinh thần của đồng bào được cải thiện , văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

 

Tại buổi giám sát, Ban Dân tộc đã nêu rõ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai, thực hiện chính sách; kế hoạch kinh phí thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020; Kết quả triển khai thực hiện chính sách trong đó bao gồm: mức độ phù hợp chính sách, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân… Theo đó, đề nghị trong thời gian tới: T.Ư tăng cường hơn nữa nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển KT-XH đối với các xã, thôn, bản ĐBKK ( tập trung phát triển hệ thông giao thông, thủy lợi, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trông, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa XĐ-GN bền vững). Tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn để thực hiện một số dự án trọng điểm đặc thù như: Dự án phát triển KT-XH tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu); Dự án hỗ trợ đầu tư 36 thôn, bản ĐBKK nhất của tỉnh; Dự án xây dựng tuyến đường từ trung tâm xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn đến trung tâm xã Kim Tiến, huyện Kim Bôi. Đề nghị tỉnh hàng năm bố trí thêm nguồn ngân sách địa phương để đầu tư cho các xóm, xã khó khăn nhất của tỉnh. Các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa công tác phối hợp quản lý, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với vùng sâu, xa vùng đông bào dân tộc. Đề nghị HĐND tỉnh sửa đổi một số nội dung chưa phù hợp trong Nghị quyết số 45, ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh.

 

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, trưởng đoàn giám sát đã tổng hợp và làm nổi bật những kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách cho đồng bào vùng ĐBKK trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại cần xử lý, khắc phục để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Trong thời gian tới: đề nghị Ban Dân tộc tỉnh tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các ngành để thực hiện có hiệu quả các chính sách đến với đồng bào dân tộc, sống ở vùng ĐBKK. Phối hợp chặt chẽ với các ngành để tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn kịp thời, hiệu quả. Quan tâm thêm tới chất lượng, hiệu quả các công trình dự án được hỗ trợ từ các chính sách. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản. Phát huy tinh thần dân chủ trong hoạt động giám sát cộng đồng khi triển khai các dự án xây dựng cấu hạ tầng cơ sở. Quan tâm điều phối để việc hỗ trợ cây, con giống, trợ giá giống, phân bón… cho người hưởng lợi được kịp thời, hiệu quả. Những kiến nghị, đề xuất cảu Ban Dân tộc sẽ được tổng hợp đầy đủ để báo cáo với thường trực HĐND tỉnh và gửi tới cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục