(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, từ khoảng giữa tháng 4, trên đỉnh dốc Cun (ngã ba giữa quốc lộ 6 và đường 12B, thuộc địa phận xã Thu Phong, huyện Cao Phong) lại xuất hiện chợ hoa quả. Gọi là "chợ” vì ngày ít có khoảng 10 hàng bán hoa quả, ngày nhiều có đến gần 20 hàng hoa quả bày bán ở đây. Chợ hoạt động từ mùa đào vào tháng 4 đến hết mùa mận hậu vào khoảng cuối tháng 7 hàng năm.


Người bán đào bày thành dãy dài, sát lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT khu vực đỉnh dốc Cun.

Theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, những người bán đào, mận ở đây chủ yếu là người dân tộc Mông thuộc các xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu) và một số xã của huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Nhanh nhẹn chọn đào cho chúng tôi, em Tràng Thị Hua (xã Chiềng Di 2, huyện Vân Hồ) cho biết: Đầu tháng 4 bắt đầu thu hoạch đào. Giống đào được trồng nhiều hiện nay là đào lai (ghép mắt đào Pháp vào gốc cây đào mèo truyền thống - PV), cho quả giòn, ngọt, vỏ có màu vàng đỏ, có lông, được người tiêu dùng yêu thích. Đào bán buôn tại vườn chỉ khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg nhưng nếu mang xuống đây bán lẻ được giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg và cũng khá dễ bán. Đào chín nhanh nên khi bắt đầu chín cả gia đình phải tập trung thu hoạch, vừa bán buôn, vừa bán lẻ.

Thời kỳ cuối tháng 4, cam Cao Phong đã gần hết vụ, giá bán khá cao, khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg, do đó khi đào Sơn La "đổ bộ” đã được khá nhiều người tiêu dùng trên địa bàn TP Hòa Bình lựa chọn. Có cung ắt có cầu, đó cũng là lý do những ngày này đào Sơn La xuất hiện khá nhiều trên địa bàn TP Hòa Bình, từ chợ Phương Lâm, chợ Thái Bình, chợ Tân Thịnh cho đến cổng các công ty có đông công nhân như Công ty thấu kính R, Công ty May Việt Hàn… nhưng tập trung đông nhất, hình thành "chợ đào” thì phải là trên đỉnh dốc Cun.

Sở dĩ người bán đào tập trung đông về khu vực đỉnh đốc Cun, "đóng chốt” và hình thành chợ đào tại đây là vì "buôn có bạn, bán có phường” và nhiều người bán đào còn chia sẻ rằng "vì bán ở vỉa hè trong thành phố sẽ bị đô thị dẹp, vừa bán vừa phải lo chạy”. Thức thời với sự hình thành và tồn tại của chợ đào trên đỉnh dốc Cun, một số hộ dân sống xung quanh đây đã mở ra dịch vụ cho thuê ô bạt che mưa nắng với giá 10.000 đồng/ngày, cho thuê trọ ngủ qua đêm, nấu cơm thuê…

Suốt 3, 4 tháng vụ đào, vụ mận, bà con dân tộc Mông ngày đi bán hàng tại chợ đào đỉnh dốc Cun hoặc rải rác khắp thành phố, tối lại tập trung về ngủ trọ tại một số nhà nghỉ bình dân khu vực đỉnh dốc Cun. Sáng hôm sau, đào, mận sẽ được gửi từ Sơn La xuống bằng xe khách và theo những người bán hàng đi khắp thành phố. Vì vậy mà vài năm trở lại đây, chợ đào, mận trên đỉnh dốc Cun đã hình thành, tồn tại ngày qua ngày.

Bên cạnh những tiện ích cho người muốn mua hàng, chợ hoa quả trên đỉnh dốc Cun tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT, là nỗi bức xúc của khá nhiều lái xe thường xuyên lưu thông qua đây.

Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực này không có bãi đất trống làm chợ nên hoa quả được người bán hàng bày bán bên lề đường, sát lòng đường. Anh Bùi Văn Thành, lái xe tuyến Hòa Bình - Sơn La bức xúc: "Đây là khu vực ngã ba, lại là đỉnh dốc, lòng đường thì hẹp. Người mua dừng xe, mua bán chọn hàng, mặc cả ngay dưới lòng. Nhiều người hồn nhiên dừng xe, không quan sát mà mở cửa rồi vội vàng đi sang đường để mua hoa quả khiến xe đi cùng chiều giật mình, phanh gấp. Thậm chí có cả những chiếc xe du lịch 24 chỗ dừng đỗ ngay dưới lòng đường, chiếm luôn cả làn đường khiến xe đi cùng chiều buộc phải lấn làn để đi qua, rất nguy hiểm, nhất là tại vị trí đỉnh dốc. Tình trạng bán hàng đã tồn tại vài năm nay nhưng chưa được quan tâm giải quyết, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT và khiến cho cánh lái xe chúng tôi rất bức xúc mỗi khi qua đây”.

Dương Liễu


Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục