(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2017, trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) 166 dự án với tổng diện tích 343,5 ha, có 8.722 hộ bị thu hồi đất. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã chi trả 631, 8 tỉ đồng, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình.


Nhà đầu tư thi công giải phóng mặt bằng khu tái định cư xã Hòa Bình (thành phố Hòa Bình).

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bồi thường, GPMB chưa đảm bảo yêu cầu, còn những dự án chậm tiến độ GPMB chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng đơn, thư khiếu nại của người dân yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường GPMB còn xảy ra tại các dự án. Trong giai đoạn, toàn tỉnh nhận được 349 đơn KN -TC liên quan đến công tác GPMB, trong đó có 118 đơn khiếu nại, 11 đơn tố cáo, 1 đơn tranh chấp, 219 đơn kiến nghị, phản ánh. Có 271 đơn thuộc thẩm quyền, 78 đơn không thuộc thẩm quyền. Kết quả giải quyết, 219 đơn đã có kết luận, quyết định giải quyết xong; 52 đơn đã có kết luận, quyết định giải quyết nhưng còn khiếu nại lên cấp trên; 78 đơn không thuộc thẩm quyền được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Đồng chí Lê Trọng Long, Phó Chánh Thanh tra tỉnh cho biết: Nguyên nhân của tình trạng KN -TC về đất đai nói chung, liên quan đến công tác GPMB nói riêng có thể nói đến những nguyên nhân khách quan như cơ chế, chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; quy định pháp luật về xây dựng bảng giá đất và giá đất cụ thể còn bất cập, như việc trong cùng một thửa đất lại có nhiều mức giá chênh lệch nhau dẫn đến so sánh, không đồng tình của một số người dân có đất bị thu hồi... Ngoài ra là do một số chương trình, dự án năng lực chủ đầu tư hạn chế, một số công trình ngân sách Nhà nước không đáp ứng yêu cầu chi trả GPMB... Thực tế trong quá trình GPMB dẫn đến phát sinh KN -TC còn do thực hiện chưa tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch về chủ trương thực hiện dự án, một số dự án kéo dài không được giải quyết dứt điểm, công tác phối hợp giữa các ngành, cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các quyết định đã có hiệu lực chưa triệt để.

Trong những năm qua, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư KN -TC liên quan đến GPMB được UBND huyện Lương Sơn quan tâm, thực hiện theo đúng quy định pháp luật với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền đến các ban, ngành, đoàn thể. Đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2017, huyện đã tiếp 187 lượt người khiếu nại, kiến nghị, đề nghị, liên quan đến công tác GPMB có 97 đơn, trong đó có 17 đơn khiếu nại, 1 đơn tố cáo, 79 đơn kiến nghị. Nguyên nhân phát sinh của KN -TC trước hết do sự thiếu hiểu biết pháp luật nên có nhiều trường hợp mặc dù khiếu kiện thiếu cơ sở pháp lý, đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài. Như vụ việc một số hộ dân ở thôn Quèn Thị - xã Cao Dương liên quan đến thu hồi GPMB khu mỏ đá Công ty Ngọc Thảo đã được giải quyết, trả lời nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại. Vụ việc dự án khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình tại xã Nhuận Trạch do chủ đầu tư chưa có tiền để trả, người bị thu hồi đất đã gửi đơn lần thứ 11, 12, nội dung đơn không có gì mới, chỉ có việc giữa hai bên có biên bản cam kết thời gian trả tiền nhưng chủ đầu tư chưa có tiền trả...

Đối với những vụ việc đã trả lời nhiều lần, đề nghị các cấp, ngành của tỉnh quan tâm, khi người bị thu hồi đất có đơn, thư, kiến nghị cần hướng dẫn thực hiện theo những văn bản trả lời trước, không giao về huyện, các cơ quan liên quan trả lời, như vậy, việc trả lời sẽ lặp lại nhiều lần. Đề nghị MTTQ, các cơ quan, đoàn thể khi nhận được đơn của công dân nghiên cứu nội dung có phù hợp với các quy định pháp luật bồi thường GPMB, tránh trường hợp dự án chưa triển khai, huyện chưa thực hiện công tác bồi thường GPMB nhưng vẫn yêu cầu trả lời. Trong thời gian tới, huyện tập trung yêu cầu UBND các xã, thị trấn quan tâm giải quyết KN -TC ngay từ đầu, thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn để khi triển khai GPMB các dự án không có KN -TC kéo dài, vượt cấp.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hạn chế khiếu kiện về đất đai, GPMB, đẩy nhanh tiến độ GPMB, UBND tỉnh đã đề ra những giải pháp. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc áp dụng đúng quy định pháp luật, thực hiện đúng trình tự, công khai, minh bạch trong công tác GPMB là hết sức quan trọng. Nếu không làm được như vậy khi có vấn đề xảy ra rất khó xử lý, thậm chí không xử lý được. Khi có đơn, thư KN -TC cần giải quyết ngay từ cơ sở, các cơ quan chuyên môn của huyện cần vào cuộc, phát huy trách nhiệm hạn chế đơn, thư lên tỉnh, đến các cơ quan tố tụng. Đối với những dự án lớn cần chủ động hơn trong việc tiến hành công tác bồi thường và phải làm đúng theo quy định. Các cơ quan hữu quan cần có sự phối hợp trong thực hiện dự án, áp dụng quy định pháp luật, thực hiện tốt công tác GPMB để ngăn ngừa, giảm thiểu KN -TC phát sinh.

                                                                                             Hà Thu


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục