(HBĐT) - Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) luôn là nỗi lo của người dân. Khi cả xã hội đang quyết liệt đấu tranh với vấn nạn thực phẩm bẩn len lỏi vào bữa cơm của mỗi gia đình thì nguy cơ mất ATVSTP vẫn hiện hữu ngay ở các trường học. Song việc ngăn chặn, loại bỏ những đồ ăn không đảm bảo VSATTP vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Hàng quán khu vực cổng trường với nhiều loại hàng hóa rất khó xác định chất lượng, nguồn gốc nhưng vẫn cuốn hút các em học sinh. Ảnh chụp tại khu vực cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình.

Dạo quanh một số trường học trên địa bàn TP Hòa Bình trước giờ vào học, giờ ra chơi hay khi tan học, mọi người đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những quán hàng bày bán đủ các món ăn nhanh như khoai tây chiên, pho mai que, xúc xích, bỏng ngô, mì giòn, bắp rang bơ, thịt xiên nướng, thịt bò khô, que cay, gà xé, bò bía ngọt, các loại bánh, kẹo đóng gói... sẵn sàng phục vụ các "thượng đế” nhí. Điểm chung của các loại thực phẩm này là không nguồn gốc, xuất xứ, không hạn sử dụng, được bày bán với màu sắc, bao bì bắt mắt mà bằng mắt thường khó phân biệt được thực phẩm nào là thật, giả và có đảm bảo chất lượng hay không, nhưng vẫn rất cuốn hút học sinh.

Chị Trịnh Thị Hiền ở phường Phương Lâm, TP Hòa Bình chia sẻ: Tôi thực sự lo ngại trước thực trạng thực phẩm đang bày bán tại các cổng trường, bởi các em còn nhỏ tuổi, chưa nhận thức đầy đủ các yêu cầu về việc đảm bảo VSATTP mà chỉ cần đẹp, rẻ tiền là đổ xô mua. Tôi cũng khuyên con không được ăn những thực phẩm đó và thậm chí không cho con tiền để mua nhưng nhiều khi bạn bè ăn, chia sẻ với cháu trong giờ ra chơi, giờ tan trường nên rất khó quản lý.

Thực tế cho thấy, lo lắng của chị Hiền cũng là nỗi lo chung của nhiều phụ huynh, vì học sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm độc cao nhất do sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, do tâm lý lứa tuổi thích tụ tập bạn bè, thích các đồ ăn vặt nhưng không quan tâm việc tìm hiểu các thông tin về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề VSATTP. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều phụ huynh do bận rộn nên thường cho con tiền tự ăn sáng. Không ít người vì chiều theo sở thích của con mà sẵn sàng bỏ tiền mua những món đồ ăn vặt ở cổng trường. Thức ăn, đồ uống không bảo đảm vệ sinh cùng với thái độ thờ ơ của những chủ hàng quán khiến cho học sinh đứng trước nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao.

Để hạn chế tình trạng học sinh mua đồ ăn, thức uống từ các quán hàng không đảm bảo an toàn, nhiều trường học trên địa bàn TP Hòa Bình đã thực hiện việc đóng cổng trường giờ ra chơi, không cho học sinh ra ngoài mua hàng quà vặt. Đẩy mạnh tuyên truyền về kiến thức ATTP. Hiệu trưởng trường tiểu học Lý Tự Trọng Bùi Thị Hiền cho biết: Việc các hàng quán bày bán trước cổng trường không chỉ mất VSATTP mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và làm tắc nghẽn giao thông. Vì vậy, nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi ngoại khóa trao đổi, giao lưu để các em thấy rõ nguy cơ mất ATVSTP từ việc ăn uống ở những hàng quán khu vực cổng trường.

Sau khi xảy ra sự việc sáng 16/4/2018, 21 học sinh trường THCS Hữu Nghị (TP Hòa Bình) có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, chóng mặt sau khi các em ăn cơm rang, xôi chiên, xúc xích, bò khô, nem chua… tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố của bà Nguyễn Thị H. số nhà 21, tổ 14, phường Hữu Nghị. Rất may do phát hiện và cấp cứu, điều trị kịp thời nên vụ việc không xảy ra hậu quả nghiêm trọng…Theo đó, từ tháng 9/2018 đến nay, nhiều trường học trên địa bàn TP Hòa Bình như THCS Lý Tự Trọng, các trường tiểu học Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám, Sông Đà, Hữu Nghị…đã mở căng tin trong khu vực khuôn viên nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh. Đại diện các trường đều khẳng định việc mở căng tin trong trường học có sự bàn bạc, thống nhất cao trong Ban giám hiệu, đại diện Hội phụ huynh học sinh và báo cáo Phòng GD&ĐT thành phố. Sau khi các căng tin đi vào hoạt động, nhà trường yên tâm hơn về ATVSTP vì chủ căng tin cam kết nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo vệ sinh trong bảo quản, chế biến. ATGT cũng đảm bảo hơn vì đã hạn chế được tình trạng tụ tập mua bán hàng khu vực cổng trường.

Tuy nhiên, việc mở căng tin ở các trường học cũng có không ít ý kiến trái chiều. Ông Lê Đình Thắng, ở phường Đồng Tiến băn khoăn: "Học sinh tiểu học chỉ từ 6 - 11 tuổi, mở căng tin trong trường học khiến nhiều cháu vòi vĩnh cha mẹ và có thói quen tiêu tiền sớm nên chúng tôi rất lo ngại”.

Bà Hoàng Thị Mai ở phường Hữu Nghị trăn trở: "Do bận rộn công việc nên tôi thường xuyên đưa tiền để con tự ăn sáng, qua theo dõi, tôi mới biết cháu nhiều lần "nhịn ăn, nhịn uống” để dành tiền đi chơi game. Rất may là phát hiện sớm nên còn ngăn chặn kịp”.

Ông Bùi Thanh Bình, ở phường Phương Lâm chia sẻ: "Đóng cổng trường để cấm học sinh ra ngoài mua hàng quà vặt, nhưng giờ ra chơi lại được phép vào căng tin của nhà trường để ăn uống, chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp, sinh hoạt, học tập của học sinh trong thời gian ở trường”.

Hàng quán tại cổng các trường học cũng như căng tin trong các trường học thực chất là những loại thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay thuộc nhóm thức ăn đường phố. Theo quy định hiện hành, việc quản lý loại hình kinh doanh này thuộc trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn sở tại. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm quản lý bảo đảm ATTP trong nhà trường. Vì vậy, các bậc phụ huynh mong muốn bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, chính quyền các địa phương phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện vi phạm ATTP phải lập tức xử lý theo quy định. Ngoài ra, nhà trường và gia đình cần tăng cường phổ biến cho học sinh kiến thức về ATTP, kết hợp giáo dục, tạo thói quen không cho học sinh ăn quà vặt khi tới trường.

                                                                                                    ĐP


Các tin khác


Trao tặng trên 50 nghìn quyển vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thực hiện các chương trình, cuộc vận động, phong trào tình nghĩa do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động, thời gian qua, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn phối hợp cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh vận động quyên góp và trao tặng 2.163 suất quà, 3.530 bộ quần áo, trên 50 nghìn quyển vở, 560 bộ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục