(HBĐT) - Từ lâu, đất nước Nhật Bản là sự lựa chọn số 1 của nhiều du học sinh, người xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng. Vậy những yếu tố nào giúp Nhật Bản có sức hút với người Việt Nam đến vậy? Thời gian gần đây, số lượng người đi du học, XKLĐ trên địa bàn tỉnh ta ngày một tăng, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

Đất nước mặt trời mọc - sự lựa chọn hàng đầu của người lao động 

Sở dĩ Nhật Bản thu hút sinh viên, người lao động Việt Nam đến học tập, làm việc vì đây là thị trường cho thu nhập cao, phong cảnh đẹp, văn hóa giàu truyền thống, môi trường sống trong lành… 

Là một trong số ít ứng viên tham gia khóa đầu tiên của Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo thỏa thuận của Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là tổ chức IM Japan), Lã Khắc Đạo, sinh năm 1990 ở tổ 9, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi, biết thông tin có chương trình của tổ chức IM Japan, em đã đăng ký tham gia. Đây là đất nước từ lâu em đã rất thích đi du lịch, khám phá, nhưng cũng là năm đầu tiên triển khai chương trình nên điều kiện tham gia rất khó. Em đã cố gắng học tiếng Nhật, văn hóa, rèn luyện sức khỏe... Và em là một trong số ít người lao động của tỉnh được tuyển trong năm đó với chuyên ngành cơ khí. Tháng 11/2013, em cùng các bạn thực tập sinh Việt Nam bay sang Nhật Bản. Sang đó, em được công ty thuê chỗ ăn, ở, đóng bảo hiểm với mức lương bình quân khoảng 27 triệu đồng/tháng. Thời gian lao động 3 năm, ngoài mức thu nhập cao, em còn được đi thăm quan, khám phá nhiều nơi, văn hóa, phong tục tập quán của đất nước mặt trời mọc. Đây là tiền đề để em phát triển tương lai sau này. Năm 2016, em về nước. Ngoài số tiền tích lũy được trong 3 năm, em còn được hỗ trợ thêm tiền khởi nghiệp 120 triệu đồng, trả tiền bảo hiểm trên 90 triệu đồng. Hiện, em đang làm ở công ty trung chuyển hàng Nhật - Việt.


Lãnh đạo Công ty CP Thương mại HKT trao đổi với các học viên đang học tiếng Nhật ở trường Trung cấp Y tế Hòa Bình về đất nước Nhật Bản.

Không chỉ Đạo, Dũng, hiện nay đi du học, XKLĐ ở Nhật Bản đang là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Đinh Thùy Hương, xã Tu Lý (Đà Bắc) năm nay 18 tuổi chia sẻ: Sau khi tốt nghiệp THPT, cháu không xác định thi đại học vì khi ra trường rất khó xin việc. Biết thông tin ở TP Hòa Bình có Công ty tuyển du học, XKLĐ Nhật Bản, cháu đã xin phép gia đình đăng ký tham gia. Hiện nay, cháu đang học tiếng Nhật tại trường Trung cấp Y Hòa Bình. Thú thật là gia đình cháu phải vay thêm tiền để lo cho cháu đi du học. Sau này khi được sang Nhật, cháu sẽ cố gắng vừa học, vừa làm thêm để có thu nhập gửi tiền gửi về cho gia đình trả nợ và tích lũy vốn. Không những thế, khi đi du học Nhật Bản, cháu còn được trang bị những kỹ năng, kiến thức, ngoại ngữ về xây dựng tương lai tốt đẹp hơn…

Thị trường lao động "khó tính” cho thu nhập cao

Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH). Hiện nay có 2 hình thức lao động ở Nhật là thực tập sinh kỹ thuật (XKLĐ) và du học vừa học, vừa làm. Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian từ 3 - 5 năm; được hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 25 - 30 triệu đồng/tháng (chưa khấu trừ thuế, bảo hiểm). Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn, người lao động sẽ được tổ chức IM Japan hỗ trợ từ 600.000 - 1.000.000 yên/người (tương đương khoảng từ 120 - 200 triệu đồng), tùy vào số năm thực tập để khởi nghiệp.

Thực hiện Công văn số 810/TTLĐNN-TCLĐ, ngày 11/9/2018 của Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai kế hoạch tuyển chọn ứng viên tham gia Chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (đợt 3/2018), Sở LĐ-TB&XH đã có công văn gửi UBND các huyện, thành phố và Trung tâm Dịch vụ việc làm. Theo đó, IM Japan sẽ tuyển chọn 500 người trên phạm vi toàn quốc với các ngành xây dựng và sản xuất chế tạo. Đây là chương trình đi lao động tại Nhật Bản hoàn toàn miễn phí. Để tham gia chương trình phụ thuộc vào năng lực của người lao động rất nhiều. Tham gia vào chương trình, người lao động phải học tiếng và học nghề tại trung tâm lao động ngoài nước, sau đó thi tuyển với tỉ lệ chọi thi tuyển rất cao.

Người lao động tự tải mẫu hồ sơ trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ www.colab.gov.vn, hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và nộp về Trung tâm Lao động ngoài nước (địa chỉ: Số 1, Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội). Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 15/9 - 31/12/2018. Thời gian tổ chức thi tuyển từ cuối tháng 10/2018 - 1/2019. Nội dung thi tuyển gồm kiểm tra kiến thức môn toán; kiểm tra thân thể, thị lực, sắc giác; thi thể lực (chạy 300 m, chống đẩy 35 lần, gập cơ bụng 25 lần) và phỏng vấn…

Cơ hội sang Nhật rộng mở cho người lao động

Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, so với các năm trước, số lao động đi du học, XKLĐ ở Nhật đã tăng hơn nhiều, trong đó phải kể đến trường hợp em Sùng A Thông ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu được bay vào ngày 28/9/2018. Điều này chứng tỏ thị trường Nhật Bản đã rộng mở hơn nhiều. Số lượng người lao động được tuyển dụng nhiều hơn. Cùng với đó, thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đẩy mạnh tuyên truyền, thông báo công khai. Cán bộ LĐ-TB&XH cấp xã thông báo rộng rãi ở Trung tâm học tập cộng đồng. Từ đó, nhiều người lao động biết thông tin để tham gia. Nếu người lao động có nhu cầu đi Nhật, không đủ điều kiện tham gia chương trình IM Japan có thể đăng ký tại các công ty tuyển dụng XKLĐ, du học Nhật Bản. Hiện nay, tỉnh cấp phép cho trên 30 doanh nghiệp về địa phương tuyển dụng lao động Nhật Bản. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có trên 40 lao động xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản, trong đó có 6 người đi theo chương trình IM Japan miễn phí, còn lại là du học, XKLĐ qua các công ty XKLĐ. Trong đó có thể kể đến Công ty CPTM HKT có trụ sở ở tổ 21, đường Lê Thánh Tông, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình). Trong tổng số trên 40 lao động XKLĐ thị trường Nhật của tỉnh, riêng công ty đã có trên 20 người.

Đồng chí Vũ Văn Khánh, Giám đốc Công ty CPTM HKT cho biết: Hiện nay, Nhật Bản đang tuyển nguồn lực lao động lớn từ tất cả các ngành nghề: May mặc, hộ lý, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thực phẩm… Tùy theo từng đơn hàng, mức phí giao động từ 80 - 105 triệu đồng (chưa kể chi phí xuất cảnh và đào tạo). Tuy nhiên, Hòa Bình cũng có một số chính sách ưu đãi đối với người lao động là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ vay vốn Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng không cần tài sản thế chấp. Hay hỗ trợ theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLDTBXH-BTC của liên Bộ LĐ-TB&XH và Tài chính hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để học ngoại ngữ, giáo dục định hướng hoặc học nghề tương đương trên 9 triệu đồng. Tùy theo đơn hàng, lương cơ bản của lao động phổ thông từ 24 - 30 triệu đồng/người/tháng. Đối với kỹ sư có trình độ cao đẳng, đại học chính quy là 36 - 48 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, thị trường lao động Nhật Bản có nhu cầu tuyển rất nhiều lao động. Để thu hút người lao động tham gia, Công ty trực tiếp về các huyện làm việc với Phòng LĐ-TB&XH; xuống các xã làm việc đến tận thôn, xóm để tuyên truyền trực tiếp đến người dân. Khó khăn nhất hiện nay là người lao động không có vốn để có thể tham gia thị trường Nhật Bản. Mong muốn các cấp, ngành chức năng có cơ chế, chính sách để hỗ trợ bà con. Từ đó giúp người lao động tham gia thị trường thu nhập cao này.

Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, thị trường Nhật Bản đang rộng mở và là lựa chọn hàng đầu của người lao động. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường này, người lao động phải nâng cao ý thức, tác phong công nghiệp để đáp ứng được yêu cầu cao của đơn vị tuyển dụng, vì đã có một số lao động của tỉnh bị trả về do uống rượu, hút thuốc hay không đảm bảo yêu cầu tổ chức kỷ luật của công ty.

 

                                                                                            Hương Lan


Các tin khác


Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục